Hỏi đáp pháp luật: 'Quyền im lặng' của bị cáo, tín dụng đen là gì?

Hỏi đáp pháp luật ngày 16/1 có những vấn đề nổi bật sau: Bị cáo được sử dụng 'quyền im lặng' khi nào; Công an được khám xét nhà trong trường hợp nào

Bị cáo được sử dụng 'quyền im lặng' khi nào?

hoi dap phap luat quyen im lang cua bi cao tin dung den la gi
Bị cáo Hoàng Công Lương tại phiên tòa ngày 15/1. (Ảnh: Phi Hùng).

Tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, lần đầu tiên quyền im lặng của bị can, bị cáo được ghi nhận. Tuy nhiên, Bộ luật không ghi nhận trực tiếp mà thể hiện gián tiếp qua một số điều luật.

Điểm e khoản 1 điều 58 quy định người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và người bị bắt theo quyết định truy nã có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận có tội.

Khoản 2 của các điều 59, 60 và 61 quy định người bị tạm giữ/bị can/bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.

Như vậy, có thể hiểu người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự chủ khai báo. Những gì bất lợi, họ có thể không buộc phải khai báo cũng như không buộc phải nhận mình có tội trước cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Đây được coi là một nội dung của "quyền im lặng" nhằm bảo đảm tính minh bạch của pháp luật.

Công an được khám xét nhà trong trường hợp nào?

hoi dap phap luat quyen im lang cua bi cao tin dung den la gi
Ảnh minh họa. (Nguồn: Thế Anh/Người đưa tin).

Trong thực tiễn thi hành pháp luật, thủ tục khám xét (khám người, khám đồ vật, khám nơi ở, nơi làm việc) được thực hiện theo cả hai trình tự: khám xét theo thủ tục hành chính và khám xét theo trình tự tố tụng hình sự.

Việc khám xét dù theo trình tự hành chính hay tố tụng hình sự thì về cơ bản cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Trước khi khám phải thông báo hoặc đọc lệnh cho đối tượng bị khám biết.

- Đối với khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ.

- Đối với khám phương tiện, nơi ở, nơi làm việc) thì phải có mặt người chủ sở hữu hoặc người quản lý và có người chứng kiến. Trường hợp không có chủ sở hữu hoặc người quản lý thì việc khám vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền và hai người chứng kiến.

- Không được khám vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

- Việc khám phải được lập thành biên bản theo luật định.

Tín dụng đen là gì?

hoi dap phap luat quyen im lang cua bi cao tin dung den la gi

Trả lời thắc mắc của người dân trên Cổng thông tin điện tử (www.mps.gov.vn), Bộ Công an cho biết, “tín dụng đen” là hình thức cho vay, đi vay hoặc huy động vốn với lãi suất vượt mức lãi suất cho vay mà Nhà nước hay pháp luật quy định, được thực hiện bởi các cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính, thường gắn với hành vi đòi nợ, chiếm đoạt tài sản trái pháp luật.

Các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” thường hoạt động núp dưới vỏ bọc là các cơ sở kinh doanh, hội nhóm như:

- Các cơ sở cầm đồ, cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê, công ty tài chính…

- Các tổ chức tín dụng hoạt động biến tướng dưới mọi hình thức (khuyến mãi, hoa hồng, huy động vốn để đầu tư, ủy thác đầu tư trái phiếu… với lãi suất cao).

- Các cá nhân có biểu hiện hoạt động cho vay tài chính bất hợp pháp.

- Các cơ sở, cá nhân có biểu hiện huy động vốn với lãi suất cao bất thường (chơi hụi, họ, phường…) hoặc góp vốn dưới hình thức kinh doanh đa cấp.

- Một số đối tượng, cơ sở lợi dụng hình thức cho vay trực tuyến, vay online thông qua các trang mạng, mạng xã hội, ứng dụng di động để quảng cáo, tiếp cận, mời chào người có nhu cầu vay để cho vay với lãi suất rất cao.

- Nhiều người tuy không phải các đối tượng cho vay chuyên nghiệp nhưng do hám lợi của lãi suất huy động nên đã đi vay của người thân và của các đối tượng cho vay “tín dụng đen” rồi cho vay lại để hưởng lãi suất chênh lệch, đến khi con nợ bị vỡ nợ hoặc bỏ trốn thì những người trung gian trở thành con nợ bị các đối tượng cho vay “tín dụng đen” siết nợ.

Mẫu đơn trình báo công an chuẩn và mới nhất

hoi dap phap luat quyen im lang cua bi cao tin dung den la gi
Ảnh minh họa.

Đơn trình bày sự việc, đơn xin trình báo công an được sử dụng khi cá nhân, tổ chức muốn trình bày, trình báo với cơ quan công an về một sự việc nào đó đã được diễn ra.

Trong bài viết này, xin cung cấp cho các bạn mẫu đơn trình bày sự việc, trình báo công an, tường trình sự việc, trình báo sự việc mới nhất.

hoi dap phap luat quyen im lang cua bi cao tin dung den la gi Hỏi đáp pháp luật: Trách nhiệm của lái xe gây tai nạn khi có người bất ngờ đi ra đường như thế nào?

Hỏi đáp pháp luật ngày 14/1 có những vấn đề nổi bật sau: Trách nhiệm của lái xe gây tai nạn khi có người bất ...

hoi dap phap luat quyen im lang cua bi cao tin dung den la gi Hỏi đáp pháp luật: Khu vực hạn chế tại sân bay, lương hưu khi tham gia BHXH tự nguyện

Hỏi đáp pháp luật ngày 9/1 có những vấn đề nổi bật sau: Xe nào được vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không, ...

hoi dap phap luat quyen im lang cua bi cao tin dung den la gi Hỏi đáp pháp luật: Mức đóng BHYT năm 2019, đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng

Hỏi đáp pháp luật ngày 8/1 có những vấn đề nổi bật sau: Nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, 4 quyền lợi người lao ...

hoi dap phap luat quyen im lang cua bi cao tin dung den la gi Hỏi đáp pháp luật: Giá lăn bánh khi mua xe máy mới, khi nào xử vắng mặt bị cáo?

Hỏi đáp pháp luật ngày 7/1 có những vấn đề nổi bật sau: Vụ bác sĩ Hoàng Công Lương đang nằm viện, khi nào xử ...

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.