Cách ngăn chặn việc tẩu tán tài sản khi đang ly hôn

Về việc ngăn chặn vợ hoặc chồng có thể tẩu tán tài sản khi ly hôn được quy định cụ thể tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Cách ngăn chặn việc tẩu tán tài sản khi đang ly hôn - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Divorce-Online).

Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung….

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Như vậy, trừ tài sản được tặng cho riêng, thừa kế riêng, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì những tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân sẽ được xác định là tài sản chung vợ chồng.

Về việc ngăn chặn vợ hoặc chồng có thể tẩu tán tài sản khi ly hôn, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời: Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toả tài sản ở nơi gửi giữ…

Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn (bắt đầu từ thời điểm thụ lý vụ án), nếu thấy có cơ sở cho rằng vợ hoạc chồng mình sẽ có hành vi tẩu tán tài sản thì có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Khoản 1 Điều 111.

Cần lưu ý, người yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường (theo quy định tại khoản 1 Điều 113 BLTTDS).

Đồng thời người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trên sẽ phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu.

Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Điều 133 BLTTDS quy định như sau:

Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:

- Ngày, tháng, năm làm đơn.

- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

- Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

- Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

Yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được giải quyết như sau:

Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm quy định tại Điều 136 của Bộ luật này thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu…

Mẫu đơn ly hôn đơn phương mới nhất 2019Mẫu đơn ly hôn đơn phương mới nhất 2019 Xử lý thỏa thuận về lãi suất cao hơn mức pháp luật quy địnhXử lý thỏa thuận về lãi suất cao hơn mức pháp luật quy định Dù đồng ý ly hôn, bà Thảo bất ngờ khẳng định sẽ mạnh mẽ để là trụ cột vững chắc cho ông Vũ, các conDù đồng ý ly hôn, bà Thảo bất ngờ khẳng định sẽ mạnh mẽ để là trụ cột vững chắc cho ông Vũ, các con
chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.