Ảnh minh họa. (Nguồn: Hoàng Hà/Zing). |
Khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay được định nghĩa tại Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 66/2006/QH11, sửa đổi bởi Khoản 33 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014, hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định 92/2015/NĐ-CP.
Khu vực hạn chế là khu vực của cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không mà việc ra, vào và hoạt động tại đó phải tuân thủ các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được kiểm tra, soi chiếu, giám sát, lục soát an ninh hàng không theo quy định.
Đối với vấn đề triển khai thiết lập khu vực hạn chế, hiện nay ở tất cả các cảng hàng không, sân bay của Việt Nam đều được thiết lập các khu vực hạn chế với quy định giới hạn các chủ thể, đối tượng được phép ra vào phải đáp ứng các điều kiện nhất định phù hợp với mục đích bảo đảm an ninh hàng không, tính chất hoạt động hàng không dân dụng đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng không của hành khách trong khu vực này.
Theo đó, trên thực tế, người, phương tiện vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế phải có thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không hoặc thẻ giám sát viên an ninh, an toàn hàng không do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp, trừ trường hợp là hành khách đi tàu bay hoặc trong trường hợp khẩn nguy sân bay.
Cụ thể, về thủ tục, người, phương tiện vào, ra và hoạt động tại khu vực hạn chế phải được kiểm tra, soi chiếu, giám sát an ninh hàng không liên tục; trường hợp cần thiết theo quy định phải được lục soát an ninh hàng không, trừ trường hợp khẩn nguy.
Để đảm bảo các quy định được thi hành nghiêm ngặt tại các khu vực hạn chế, cơ quan chức năng phải tổ chức lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tiến hành tuần tra, canh gác, bảo vệ và thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không thích hợp.
Riêng đối với khu vực quân sự tiếp giáp với khu vực hạn chế tại sân bay dùng chung, lực lượng quân đội phối hợp với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuần tra, canh gác, bảo vệ. Còn đối với sân bay chuyên dùng, người khai thác sân bay hoặc người khai thác tàu bay tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuần tra, canh gác, bảo vệ sân bay.
Ảnh minh họa. |
Việc cấp lại đăng ký xe máy, ôtô được quy định tại Điều 15 Thông tư 15/2014 của Bộ Công an. Theo đó, hồ sơ cấp lại bao gồm giấy khai đăng ký xe và các giấy tờ khác theo quy định.
Khoản 2 Điều 14 của Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định cụ thể về các trường hợp được đổi lại biển số xe, gồm:
- Biển số bị mờ;
- Biển số bị gẫy;
- Biển số bị hỏng.
Khi cấp lại giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe thì giữ nguyên biển số. Trường hợp xe đang sử dụng biển 3 số hoặc 4 số hoặc khác hệ biển thì đổi sang biển 5 số theo quy định.
Ảnh minh họa. |
Cơ sở KCB có trách nhiệm cung ứng đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh BHYT theo danh mục thuốc đã xây dựng, không để người bệnh phải tự mua.
Về nguyên tắc thanh toán chi phí thuốc BHYT, quỹ BHYT thanh toán đối với các thuốc phù hợp đường dùng, dạng dùng, hạng bệnh viện quy định trong Danh mục tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BYT (bao gồm cả thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần).
Không thanh toán đối với các thuốc có sự phối hợp nhiều hoạt chất mà sự phối hợp này chưa được quy định trong Danh mục.
Quỹ BHYT thanh toán trong trường hợp chỉ định thuốc phù hợp với chỉ định trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo hồ sơ đăng ký thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép hoặc hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế. Trường hợp không có chỉ định trong hồ sơ đăng ký thuốc đã được cấp phép, không có trong hướng dẫn chẩn đoán điều trị của Bộ Y tế nhưng cần thiết trong điều trị.
Các cơ sở KCB có văn bản đề nghị gửi về Vụ BHYT, Bộ Y tế (đối với cơ sở KCB trực thuộc Bộ Y tế và các Bộ, ngành khác) hoặc Sở Y tế các tỉnh (đối với cơ sở KCB thuộc tỉnh) để tổng hợp gửi Bộ Y tế. Bộ Y tế lập Hội đồng để xem xét và quyết định.
Thuốc có quy định giới hạn chỉ định, điều kiện thanh toán được ghi tại cột 8, Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 30/2018/TT-BYT thì thực hiện thanh toán theo chỉ định, điệu kiện ghi tại cột này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Văn Mẫn/Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam). |
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định BHXH tự nguyện có các chế độ hưu trí và tử tuất, không có chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như BHXH bắt buộc. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
Theo Điều 87, mức đóng BHXH tự nguyện của người lao động hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn. Trong đó, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức cơ sở.
Người lao động được chọn một trong những phương thức đóng: Đóng hàng tháng; 03 tháng một lần; 06 tháng một lần; 12 tháng một lần; 01 lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hàng tháng hoặc 01 lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hàng tháng.
Hỏi đáp pháp luật: Mức đóng BHYT năm 2019, đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng
Hỏi đáp pháp luật ngày 8/1 có những vấn đề nổi bật sau: Nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, 4 quyền lợi người lao ... |
Hỏi đáp pháp luật: Giá lăn bánh khi mua xe máy mới, khi nào xử vắng mặt bị cáo?
Hỏi đáp pháp luật ngày 7/1 có những vấn đề nổi bật sau: Vụ bác sĩ Hoàng Công Lương đang nằm viện, khi nào xử ... |
Hỏi đáp pháp luật: Chế độ thai sản khi sinh đôi, đổi tiền lẻ dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019
Hỏi đáp pháp luật ngày 5/1 có những vấn đề nổi bật sau: Chế độ thai sản khi sinh đôi; Đổi tiền lẻ dịp Tết ... |
Hỏi đáp pháp luật: Bảo hiểm xe sau tai nạn giao thông, DN được báo lỗ trong bao nhiêu năm?
Hỏi đáp pháp luật ngày 4/1 có những vấn đề nổi bật sau: Vụ container tông hàng loạt xe máy ở Long An, bảo hiểm ... |