Dâu cũ, dâu mới phát hoảng vì ngày Tết gần kề

Tết là thời điểm mà dường như ai cũng mong ngóng bởi đó là lúc gia đình được sum vầy đoàn tụ, là khoảng thời gian được nghỉ ngơi sau một năm vất vả làm việc. Thế nhưng, trái với suy nghĩ ấy, những nàng dâu lại phát hoảng và chỉ mong Tết “hãy kéo dài 3 ngày” hay “đừng bao giờ có Tết”.
am anh ngay tet nang dau vien co bau de tranh lam co
Nhiều nàng dâu ám ảnh với ngày Tết. (Ảnh: pinterest)

Hỏi ra mới biết, điều mà bất kỳ nàng dâu sợ vì phải “làm cỗ liên miên”. Đó dường như là nỗi ám ảnh muôn thuở của các nàng dâu mỗi dịp Tết đến Xuân về. Nhiều nàng dâu mới thường trở thành chủ đề “trêu ghẹo” vì Tết năm nay được giao hết “trách nhiệm nặng nề”.

Phát sợ vì làm cỗ và rửa bát

Thu Hà (SN 1993, Thanh Hóa) kể: “Mình sang Nga định cư cũng khá lâu rồi. Sau lấy chồng thì về Thanh Hóa quê chồng ở. Nghĩ đến mà sợ Tết đầu tiên ở đây. Gia đình chồng là trưởng họ. Mình chỉ có rửa mắt từ sáng đến trưa từ trưa đến tối. Suốt 5 ngày Tết liền mà hoa hết cả mắt. Lúc làm cỗ dù chỉ là chân chạy việc thôi mà cũng “hoa mắt chóng mày”.

am anh ngay tet nang dau vien co bau de tranh lam co
Nhiều nàng dâu méo mặt vì Tết đến phải làm cỗ. (Ảnh: pinterest)

Trong khi đó, chị Nguyễn Tuyết (Ba Đình, Hà Nội) đã làm dâu 15 năm, chia sẻ: “Gia đình mình ở Hà Nội bao năm nhưng không có nghĩa là ít cỗ bàn. Đến mùng 3 hoặc mùng 4, cả họ dưới quê lên chơi. Không chỉ lên chơi 1 ngày mà rải rác 3 ngày. Họ hàng đông đến nỗi, bữa nào cũng 5 mâm. Đã thế chẳng có ai giúp một mình phải tự gánh nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp. Chị em họ hàng đến thì chỉ chẹp miệng: “Thôi dì nấu đi, bọn cháu nhà quê nấu sợ hỏng món ăn”. Mình phát bở hơi tai vì phải làm cỗ”.

Nỗi ám ảnh ngày Tết còn khiến các nàng dâu mới sợ hãi “không dám ở lại nhà chồng lâu” dịp Tết. Trịnh Nhài (SN 1992, Hà Nội) giọng không khỏi lo lắng: “Mình cứ nghĩ đến Tết mà không dám về. Quê chồng mình lễ nghi cầu kỳ lắm. Ăn cỗ thì nhiều. Dù bố chồng không phải con trưởng nhưng lại là nhà duy nhất ở quê nên lúc nào cũng tập trung đông mọi người đến ăn.”

Đối phó với nỗi ám ảnh làm cỗ, rửa bát

Kinh nghiệm làm dâu lâu năm cùng với sự tiếp thu chia sẻ kinh nghiệm từ nhiều nàng dâu đi trước, một số chị em đã tìm cách để “thoát” khỏi nỗi ám ảnh làm cỗ, rửa bát ngày Tết.

am anh ngay tet nang dau vien co bau de tranh lam co
Nhiều nàng dâu nghĩ cách thoát khỏi cảnh làm cỗ phục vụ ngày Tết. (Ảnh: pinterest).

Chị Việt Bích (Mê Linh, Hà Nội) kể: “Năm nào cũng khổ nên 3 năm nay, cứ chuẩn bị đến ngày làm cỗ, làm bàn mình xin khất vì bận trực ở cơ quan. Vậy là mình lại lên phòng, ngồi nghịch máy tính. Đến bữa thì nhanh tay phụ một chút, mặc cho cánh mày râu với các chị khác làm. Mọi năm thì mình tự vật nài ra mà làm.”

Viện cớ năm nay có bầu, chị Thu Hà lại chọn phương án xin phép từ mùng 3 về quê ngoại để tránh khỏi thảm cảnh một mình 10 mâm bát.

Trong khi đó, chị Thu Huyền (Hoài Đức, Hà Nội) lại chọn phương án khác. Chị kể: “Gia đình chồng mình nhiều anh em. Năm nào mọi việc cũng đổ lên đầu mình. Nên mình đã quyết định trò chuyện, tâm sự khéo léo với mẹ chồng. Trước đó, mình cũng nhiều lần chia sẻ và còn tỏ ra rất cứng rắn với chồng để chồng hiểu khủng hoảng và mệt mỏi của vợ khi đảm đương quá nhiều việc nhà. Cuối cùng, thì mẹ chồng và chồng trong buổi họp gia đình đã nêu vấn đề ngày Tết cỗ bàn cần phải mỗi người một việc, không phân biệt dâu, rể.”

Câu chuyện ngày Tết luôn là chủ đề được bàn luận nhiều. Thế nhưng, để có một ngày Tết hạnh phúc vui vẻ bên gia đình người thân thì sự quan tâm, chia sẻ công việc là điều hết sức quan trọng. Đó không chỉ là sự thấu hiểu của các ông chồng mà còn là sự san sẻ giữa các chị em, anh em trong họ hàng. Một ngày Tết trọn vẹn và ý nghĩa chắc chắn sẽ diễn ra nếu tất cả cùng "chung tay” vun vén.

chọn
Bộ TN&MT đã chuẩn bị những gì để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7?
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay (4/5), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cung cấp thông tin liên quan đến việc chuẩn bị để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.