‘Dạy bố mẹ trước, rồi mới đến dạy con’

"Phương pháp tốt nhất để giáo dục trẻ nhỏ là thông qua bắt chước, tức bố mẹ làm gương và con sẽ nhìn, học và làm theo những điều đó. Có thể nói con chính là bản sao của bố mẹ, nhìn đứa con sẽ biết được bố mẹ như thế nào".

Từng bỏ nghề kỹ sư xây dựng, sau đó tham gia các khóa học đào tạo đầu bếp, tự tay nấu món ăn dặm cho con, chuyên gia ăn dặm 3in1 Hoàng Cường không những nổi tiếng trong cộng đồng nuôi con nhỏ bởi những kiến thức về ăn dặm mà còn được biết đến là ông bố mẫu mực. Luôn tâm niệm “cùng con trên mọi nẻo đường, ôm con đi khắp thế gian”, quan điểm nuôi dạy con của anh Hoàng Cường cũng rất tân tiến và đáng học hỏi. Cùng trò chuyện với anh về nuôi dạy con dưới góc nhìn của một ông bố “bỉm sữa”.

day bo me truoc roi moi den day con
Gia đình nhỏ của anh Hoàng Cường.

- Chào anh, vai trò và hình ảnh của ông bố ở Việt Nam có vẻ như khá lu mờ khi mọi việc chăm con, dạy con vẫn do người mẹ chỉ đạo là chính, anh nghĩ sao về điều này, trong gia đình anh thì sao?

Đây cũng là điều dễ hiểu vì xã hội của chúng ta phần lớn tư duy vẫn là đàn ông là người kiếm tiền còn nuôi dạy con là việc của phụ nữ. Tuy nhiên hiện nay thì cũng đã có rất nhiều các ông bố thế hệ mới quan tâm đến việc chăm sóc và nuôi dưỡng con rồi, bằng chứng là trong các lớp chia sẻ về ăn dặm của mình số lượng các bố đến ngày một đông, đây thật sự là một tín hiệu rất đáng mừng cho bản thân các mẹ, các con và cho cả xã hội chúng ta.

Trong gia đình mình, thì 2 vợ chồng đã sớm xác định sẽ đi theo con đường làm bố mẹ chuyên nghiệp nên cùng nhau tìm hiểu, học hỏi và nuôi dưỡng, giáo dục con.

- Nói chung, người bố khá bị động trong chăm và dạy con. Và khi nhìn ra vấn đề, người ta lại đổ lỗi cho người vợ không biết cách “lôi kéo” chồng vào chăm con cùng mình. Theo anh, thì người bố ít khi tham gia vào việc chăm con là vì đâu?

Như đã nói ở trên nhiều ông bố mặc định mình là người kiếm tiền lo tài chính cho gia đình, và khi lao vào lo kinh tế thì sự thật là cũng còn rất ít thời gian để tìm hiểu về nuôi dạy con và bị động là chuyện tất yếu. Còn việc đổ lỗi thì chỉ một số ít thôi chứ không phải đa số. Lí do để đổ lỗi thì nhiều lắm, lí do “vợ không biết lôi kéo” chỉ là một trong vô số lí do mà các ông chồng có thể nghĩ ra thôi.

Ngoài ra người bố ít tham gia vào việc chăm con có lẽ lớn nhất là do người bố chưa ý thức được tầm quan trọng của mình trong việc phát triển nhân cách của con. Nếu người bố hiểu được vai trò của mình quan trọng với sự phát triển của con như thế nào thì mọi chuyện sẽ khác.

day bo me truoc roi moi den day con
Hai bố con cực kì đáng yêu khi tham quan quảng trường Đài Loan.
day bo me truoc roi moi den day con
"Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn", thành quả là bé Kem dùng đũa thành thạo khi mới 2 tuổi. Trong ảnh, bé Kem gần 5 tuổi và thể hiện rõ sự hào hứng, chủ động khi ăn.

- Người ta thường nói rất nhiều đến tình mẫu tử, đến việc gắn kết giữa mẹ và con sẽ tốt cho tinh thần và nhân cách trẻ đến thế nào, còn theo anh, người bố cũng có ảnh hưởng nhất định đến đứa trẻ chứ, và theo cách nào vậy?

Theo mình, phương pháp tốt nhất để giáo dục trẻ nhỏ là thông qua “bắt chước”, tức bố mẹ “làm gương” và con sẽ nhìn, học và làm theo những điều đó. Có thể nói con chính là bản sao của bố mẹ, nhìn đứa con sẽ biết được bố mẹ như thế nào. Vậy thì vai trò của bố và mẹ luôn luôn là cân bằng. Từ mẹ con sẽ học được sự ân cần, dịu dàng, tỉ mỉ, tinh tế, chăm chỉ.. từ bố con sẽ học được sự quảng giao, giao tiếp xã hội, kết nối bạn bè, hào sảng, dũng cảm… Và để con, cho dù là trai hay gái, có được những phẩm chất thì người truyền dạy không ai khác là bố và mẹ.

- Làm mẹ ở Việt Nam khá vất vả, khi ngoài chăm con còn phải luôn “hứng chịu” những phán xét của mọi người. Anh có nghĩ nếu có được sự đồng hành và cảm thông của người chồng, người vợ sẽ đỡ vất vả và mệt mỏi hơn?

Tất nhiên là đỡ vất vả và mệt mỏi hơn nhiều lắm chứ, các cụ nói rồi “thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn". Trong gia đình mà có mỗi mẹ cứ vò võ 1 mình để gánh hết áp lực chăm con hết ngày này qua ngày khác thì mấy ai chịu nổi. Nhiều khi chỉ cần 1 lời động viên đúng lúc của bố thôi mẹ cũng đủ dũng khi để chiến đấu tiếp rồi. Nên hi vọng là các mẹ sẽ luôn may mắn và không phải thốt lên câu “có chồng hờ hững cũng như không”.

- Là chuyên gia tư vấn ăn dặm, lại khá hiểu về các kiến thức chăm con, chắc hẳn anh luôn tâm lí và bảo vệ vợ mình trước những công kích kiểu như “sao lại để con còi thế này, mẹ mà không biết cách dạy con”?

Gia đình mình thì không bị rơi vào tình cảnh đó vì trộm vía Kem phát triển cũng tốt, tuy nhiên có rất nhiều mẹ hằng ngày vẫn phải nghe những câu nói như thế. Lời khuyên của mình là “kệ”, con mình mình nuôi, mình biết mình làm gì, mình cứ đi chấp những câu nói đó vào người rồi buồn bực thì khác gì tự làm khổ. Mình có kiến thức, có kĩ năng nuôi dạy con và áp dụng đúng đắn thì thời gian sẽ chứng minh thôi.

Nhưng tất nhiên là để “kệ” được thì mẹ phải có “kiến thức và kĩ năng”. Và muốn có thì đương nhiên phải dành thời gian ra để học và đọc rồi ạ. Không thể khác được. Vì kiến thức và kĩ năng đâu tự dưng mà có được đâu, phải không?

day bo me truoc roi moi den day con
Anh Hoàng Cường khi là chuyên gia ăn dặm hướng dẫn các bà mẹ.
day bo me truoc roi moi den day con
Và khi là một ông bố "bỉm sữa" đích thực, chịu chơi với con bất cứ trò gì, kể cả sơn móng.

- Theo anh, để các ông bố được gần gũi với con và tham gia vào việc chăm con, những bà mẹ nên tạo điều kiện cho bố như thế nào?

Có một câu rất hay thế này “Đời thay đổi khi ta thay đổi”, tức là trước khi để muốn lôi kéo được bố thì mẹ cần phải thay đổi trước đã. Mẹ chăm đọc sách hơn, chăm học hỏi hơn, chăm con khéo hơn, tốt hơn, rồi sau 1 thời gian thấy những việc làm của mẹ thật sự có hiệu quả với con, thì người bố sẽ nhận ra “ồ hóa ra là vợ mình giỏi thật, nói được làm được, mình cũng cần phải học hỏi, vậy là bố sẽ chú tâm vào trong việc nuôi dạy con.” Đó theo mình là cách hiệu quả nhất, chứ còn mẹ cứ ra rả nói, nói nhiều quá đôi khi còn phản tác dụng.

- Anh có cô con gái rất đáng yêu và hiện anh đang dạy con những điều gì, giáo dục sớm, học tiếng Anh sớm hay điều gì đó khác?

Mình dạy con lòng trắc ẩn, sự đồng cảm, sự biết ơn, sự tập trung vào mỗi công việc của mình, tập cho con các thói quen tốt (tự vệ sinh cá nhân, tự ăn, tự chuẩn bị quần áo, đồ đi học, tự mặc đồ, tự trách nhiệm với mọi việc của mình, tập thói quen đọc sách trước khi ngủ, yêu thích sách…), đưa con đi du lịch, đi chơi khắp nơi để trải nghiệm, thông qua những việc đó giúp cho con có nền tảng tốt về kĩ năng và trí tuệ. Có kĩ năng và trí tuệ rồi thì việc học sau này có lẽ không quá khó khăn.

Về cá nhân gia đình mình thì không theo phương pháp giáo dục sớm hay học sớm nào cả. Tuổi con chơi hãy để con chơi, tuổi này chơi chính là học, khi nào đến tuổi học kiến thức thì học ra học, chơi ra chơi. Đó là phương châm giáo dục của gia đình mình hiện nay.

- Cảm ơn anh về những chia sẻ này!

day bo me truoc roi moi den day con 'Đẻ thuê' chất lượng cao là gì, xem bộ ảnh này sẽ rõ!

Loạt ảnh bố con giống nhau như đúc chứng minh các mẹ đúng là đẻ thuê chất lượng cao.

day bo me truoc roi moi den day con Cuộc sống ‘bận rộn’ của em bé trong tử cung của mẹ

Nếu bạn đang thắc mắc em bé làm gì trong tử cung của mẹ, thì đây sẽ là câu trả lời.

day bo me truoc roi moi den day con Giáo viên bơi lội chia sẻ 5 lưu ý khi cho trẻ tập bơi

Mùa hè đã đến, nếu bố mẹ đang chuẩn bị tinh thần cho con đi tập bơi hè này, hãy tham khảo những lưu ý ...

day bo me truoc roi moi den day con Bộ ảnh 1 ngày bố trông con, xem xong chỉ muốn xin ngay đi làm

Nếu 1 ngày bố trông con, bao gồm cho con ăn, ngủ, vệ sinh cho con, chơi với con thì sẽ ra sao?

day bo me truoc roi moi den day con Vui là chính, học là phụ: Cùng con nhận biết và đếm số qua các hoạt động đơn giản

Trang Totschooling chia sẻ một số hoạt động giúp bố mẹ học đếm số, nhận biết chữ số cùng con.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.