Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta đều nghĩ em bé khi trong bụng mẹ chủ yếu ngủ suốt ngày. Nhưng nếu nghĩ vậy thì bạn đã lầm, thực tế, em bé có cuộc sống rất bận rộn đấy. Trang Sina cho biết, bạn có thể dựa vào một số thói quen của người mẹ trong lúc mang thai để phán đoán gần như chính xác em bé đang làm gì trong thời điểm đó.
Cuộc sống ‘bận rộn’ của em bé trong tử cung của mẹ. (Ảnh: Sina) |
1. Thai nhi “tận hưởng” mọi mùi vị của món ăn
Nếu người mẹ có cảm giác thèm ăn mọi lúc mọi nơi, ăn đa dạng các loại thực phẩm, em bé sau này nhiều khả năng sẽ là một em bé ăn nhiều, không từ chối bất cứ loại thực phẩm nào. Những nghiên cứu thú vị đều đã khẳng định rằng những thức ăn người mẹ ăn trong thai kì sẽ ngấm vào nước ối, thai nhi nuốt nước ối và cảm nhận mùi vị và chất dinh dưỡng từ những thực phẩm đó. Vi dụ, nếu người mẹ thường ăn cà rốt thì sau này em bé sinh ra nhiều khả năng cũng sẽ rất thích ăn món này.
2. Thai nhi cũng có phản ứng khi mẹ bị căng thẳng
Nghiên cứu gần đây của Đại học Lancaster tại Anh chỉ ra rằng khi người mẹ lo lắng hoặc căng thẳng, thai nhi sẽ đưa tay trái lên và ôm mặt của mình. Nghiên cứu này cũng cho rằng những cảm xúc của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến chuyển động của thai nhi trong bụng. Quả thực đúng như vậy, bạn cứ thử để ý khi bản thân căng thẳng, con sẽ đạp rất mạnh.
3. Thai nhi thay đổi biểu cảm trên gương mặt
Sau khi quan sát những hình ảnh siêu âm 4D, các nhà khoa học tại Đại học Lancaster kết luận, đến khoảng 24 tuần, thai nhi đã biết biểu cảm đơn giản như mỉm cười. Đến 36 tuần, thai nhi biết những biểu cảm phức tạp hơn như nhăn nhó, bĩu môi.
4. Thai nhi cũng biết khóc
Nghiên cứu từ Hiệp hội Khoa học tâm lý chỉ ra rằng thai nhi có thể cảm nhận và chịu ảnh hưởng từ cảm xúc của người mẹ. Trong nghiên cứu này, từ hình ảnh siêu âm thai nhi 3 tháng tuổi, người ta thấy rằng trẻ có phản ứng giống như là khóc trước những âm thanh rùng rợn, thậm chí còn run run môi.
Thai nhi nhận biết giọng nói của mẹ. (Ảnh: Sina) |
5. Thai nhi nhận biết giọng nói của mẹ
Nghiên cứu tại Đại học Florida gần đây thực hiện trên những phụ nữ mang thai. Những phụ nữ này được yêu cầu đọc những đoạn thơ hai lần một ngày trong vài tuần liền. Sau đó các nhà nghiên cứu bắt đầu so sánh phản ứng của thai nhi trước giọng nói của mẹ và giọng nói của người lạ. Khi người mẹ bắt đầu đọc, nhịp tim của thai nhi ổn định lại. Trong khi đó khi nghe giọng nói của người lạ, nhịp tim thai nhi nhanh hơn.
6. Thai nhi cũng thích nghe nhạc
Ngoài giọng nói của mẹ, thai nhi cũng phản ứng tích cực với âm nhạc. Nhiều nghiên cứu đều chỉ ra thai nhi vận động nhiều hơn, như là thể hiện sự phấn khích khi được nghe nhạc, nhất là với những bài hát quen thuộc đã được nghe trước đó nhiều lần.
XEM THÊM
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 6-12 tuổi chuẩn nhất của trẻ Việt Nam
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 6 đến 12 tuổi, theo tiêu chuẩn của WHO. |
Bảng cân nặng chuẩn thai nhi theo tuần mẹ bầu nào cũng phải biết
Bảng cân nặng chuẩn thai nhi theo tuần mẹ bầu nào cũng phải biết để theo dõi sự phát triển của con. |
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ Việt Nam 2018, cha mẹ cần xem ngay!
Theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ, với các bé trai mới chào đời, cân nặng trung bình là 3,3 kg, chiều cao trung ... |
Thai nhi sẽ thế nào, nếu mẹ khóc khi mang thai?
Khoa học đã lý giải được em bé sẽ thế nào nếu người mẹ thường xuyên khóc lóc, căng thẳng trong thai kỳ. |