Bộ trưởng Thể có cơ hội nói thêm về 'thu giá' khi Quốc hội chất vấn? | |
Siết kỷ luật, chống lãng phí sẽ 'bổ sung thêm củi vào lò đang nóng' | |
Nợ công đến cuối năm 2018 dự kiến ở mức trên 60% GDP |
Nhiều vấn đề nóng liên quan đến đất đai
ĐB Hoàng Văn Cường phát biểu tại hội trường họp sáng nay (Ảnh chụp màn hình) |
Sáng nay (28/5), Chương trình Kỳ họp thứ 5 tiếp tục diễn ra, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. Quốc hội làm việc tại Hội trường, tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011-2016.
Tại Hội trường, nhiều vấn đề nóng liên quan đến sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đã được nhiều Đại biểu cho ý kiến.
Theo ĐB Hoàng Văn Cường, Đoàn ĐB Tp.Hà Nội việc thất thoát tài sản nhà nước hiện nay có liên quan phổ biến đến đất đai.
Vấn đề này nổi lên trong thời gian vừa qua khi chuyển đất công thành đất tư không thông qua đấu thầu mà chỉ định giá trực tiếp, hoặc xác định giá cổ phần hóa cũng không thực hiện theo đúng quy định của Luật đất đai. Việc đang sử dụng bảng giá của UBND các tỉnh quy định như hiện nay đang làm cho giá thấp hơn.
Ở đây, ngoài trách nhiệm thuộc về các tổ chức thực hiện cổ phần hóa thì còn có trách nhiệm của UBND các tỉnh quản lý trong việc xác định giá đất theo Luật Đất đai.
ĐB Hoàng Văn Cường cũng cho rằng, vấn đề bức xúc, bất ổn hiện nay có liên quan đến đất đai.
“95% khiếu kiện hiện nay liên quan đến đất đai, thậm chí anh em, bố con, gia đình khiếu kiện nhau hay khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện đông người cũng liên quan đất đai. Rồi chuyện dự án kéo dài thời gian thực hiện do giải phóng mặt bằng, làm đường như con đường “đắt nhất hành tinh” cũng liên quan đến đất đai”, ĐB Hoàng Văn Cường phát biểu.
Theo ông, nguyên nhân cơ bản là do chính sách đất đai đang áp dụng đi trái ngược lại kinh tế đất đai trong cơ chế thị trường.
Ngay trong Dự thảo luật đặc khu hành chính có đề cập đến chính sách miễn tiền sử dụng đất cho dự án có mục đích sử dụng đất từ 10-30 năm. Đây là chính sách đi ngược lại cung cầu về đất đai. Vị Đại biểu này cũng bày tỏ e ngại chính sách này không thu hút tốt các nhà đầu tư cạnh tranh mà có thể làm thất bại sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đặc khu .
Giá nhiều khu "đất vàng" chênh lệch rất lớn với giá thị trường
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà (Ảnh chụp màn hình) |
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã phát biểu giải trình làm rõ một số nội dung liên quan đến định giá đất, quản lý, sử dụng đất đai trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Bộ trưởng cho biết, trước đây do hạn chế trong các quy định của pháp luật về đất đai, nên trong quá trình tiến hành rà soát quỹ đất, sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất để cổ phần hóa DNNN chưa có sự đánh giá về giá trị đất đai, dẫn đến khi tính toán giá trị doanh nghiệp, không tính toán được giá trị đất để đưa vào giá trị doanh nghiệp.
Trên thực tế, có việc nhiều DNNN khi thực hiện cổ phần hóa nhu cầu sử dụng đất đai bị lệch. Nhiều khu đất vàng đang sử dụng lãng phí do trên thực tế sau khi cổ phần hóa xong thông thường các doanh nghiệp đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất không đúng theo các tiêu chí, mục đích của các doanh nghiệp này cần phải thực hiện.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng này thường vướng mắc ở chỗ không tính toán được để đưa ra đấu giá vì các tài sản trên đất đó, buộc phải áp dụng mức giá đất đai hiện hành mà giá này có sự chênh lệch rất lớn so với giá đất theo thị trường. Trên thực tế chưa đánh giá được hết giá trị về mặt vị trí của các khu đất vàng này.
Để khắc phục hạn chế trên, Bộ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 01/2017/NĐ-CP, qua đó việc quản lý đất đai trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được thực hiện chặt chẽ hơn, trong đó, quy định cụ thể phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa DNNN trước khi cổ phần hóa; việc xác định giá đất khi cổ phần hóa phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và quy định của địa phương, công bố công khai, minh bạch;...
Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan hữu trách cũng tiến hành thanh tra, kiểm tra các dự án cổ phần hóa, nếu phát hiện vấn đề thiếu minh bạch, không phù hợp sẽ có biện pháp xử lý; có giải pháp giải quyết vấn đề đất đai nông lâm trường;...