ĐBQH kiến nghị sớm rà soát điều chỉnh danh mục dự án đầu tư công

Đối với nội dung gói đầu tư kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực cho đầu tư phát triên, đại biểu đoàn Đà Nẵng Trần Chí Cường đánh giá đây là một trong những đòn bẩy trong phục hồi kinh tế, do đó đề nghị cần sớm rà soát điều chỉnh Danh mục dự án đầu tư công.

Phát biểu thảo luận tại kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa XV, đại biểu đoàn Đà Nẵng Trần Chí Cường cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về 5 quan điểm lớn; ba mục tiêu; 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Về các vấn đề cụ thể, đại biểu Trần Chí Cường nhận định dự kiến tăng bội chi ngân sách Nhà nước (240.000 tỷ đồng) để thực hiện gói hỗ trợ chính sách tài khóa trong hai năm 2022-2023 là cần thiết và phù hợp.

Ngoài việc miễn, giảm thuế, phí và đầu tư công, Chính phủ đã tính toán đến nhiều vấn đề phát sinh của xã hội trong thời gian qua. Các gói chính sách này nhằm tạo nguồn lực tài chính, góp phần sớm phục hồi kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nuôi dưỡng nguồn thu và tạo động lực tăng trưởng mới trong dài hạn.

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần cân nhắc, tính toán đến mức bội chi cho cả giai đoạn 5 năm (2021-2025) để đảm bảo phù hợp theo kế hoạch tài chính quốc gia mà Quốc hội đã thông qua. Bên cạnh đó, việc tiếp tục miễn, giảm thuế khoảng 64.000 tỷ đồng trong năm 2022 và tính vào bội chi ngân sách tương ứng là rất cần thiết nhằm tạo động lực cho các doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đại biểu đề xuất cần ưu tiên tập trung vào những lĩnh vực có tác động lớn, có tính lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực khác. Ví dụ lĩnh vực dịch vụ du lịch, khi phục hồi hoạt động du lịch sẽ góp phần thúc đẩy các ngành khác như thương mại, tiêu dùng, vận tải... là những nhóm bị ảnh hưởng nhiêu nhất, tuy nhiên, khả năng sẽ nhanh chóng phục hồi và phát triển khi có chính sách tác động phù hợp.

Đại biểu Trần Chí Cường cũng cho biết, trong gói hỗ trợ Chính phủ trình có việc sử dụng 6.600 tỷ đồng từ nguồn tăng thu tiết kiệm chi để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; cùng với việc hỗ trợ lãi suất 2% để cải tạo nhà chung cư, nhà ở xã hội cho công nhân... sẽ tạo điều kiện góp phần thu hút và giữ chân lao động, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định.

Đối với nội dung gói đầu tư kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực cho đầu tư phát triên, đại biểu đánh giá đây được xác định là một trong những đòn bẩy trong phục hồi kinh tế, do đó đề nghị cần sớm rà soát điều chỉnh Danh mục dự án đầu tư công.

Ông Cường đề nghị cần bổ sung, thuyết minh chi tiết các dự án được lựa chọn theo các nguyên tắc, tiêu chí để làm rõ thứ tự ưu tiên đầu tư, bảo đảm việc phân bổ vốn, lựa chọn các dự án thuộc fanh mục đầu tư trên cơ sở khoa học, hợp lý, công khai, minh bạch, khách quan, trọng tâm, trọng điểm.

Và đặc biệt, lựa chọn dự án phải đảm bảo tính khả thi, đảm bảo hoàn tất đủ thủ tục đầu tư, để có thể triển khai thực hiện, giải ngân và hấp thụ vốn ngay trong năm 2022 - 2023. Đại biểu cho rằng thực tế hiện nay, hoạt động đầu tư vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn cần tiếp tục tháo gỡ. 

Cuối cùng, đại biểu kiến nghị, với lộ trình thực hiện chủ yếu chỉ trong hai năm, để chương trình triển khai có hiệu quả, Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương khẩn trương ban hành những văn bản hướng dẫn thực hiện đảm bảo triển khai kịp thời, hiệu quả, có sự kiểm tra, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.