Làm giàu sau khoá học của 'thánh' BĐS Nguyễn Mạnh Hà: Viển vông, ảo tưởng | |
Chuyên gia kinh tế: Nên điều tra có hay không đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy chuyển giá |
Ủy ban Kinh tế đề nghị rà soát, kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép kinh doanh đa cấp. Ảnh: Di Linh |
'Siết' tài sản công, chấn chỉnh bổ nhiệm cán bộ, đa cấp
Trong báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; kết quả thực hiện những tháng đầu năm 2017, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đã đề nghị giải pháp cho một số vấn đề xã hội "nóng".
Cụ thể, Ủy ban Kinh tế Quản lý đề chặt chẽ các loại tài sản công, nhất là nhà ở, đất đai để tài sản công không bị thất thoát, lợi dụng. Chấn chỉnh, xử lý tình trạng tuyển, dụng bổ nhiệm cán bộ, công chức không đúng quy định pháp luật.
Đề nghị rà soát, kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép kinh doanh đa cấp, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Về vấn đề lao động, Ủy ban Kinh tế đề nghị tập trung các giải pháp nhằm thúc đẩy đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để giữ lợi thế cạnh tranh về lao động trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm số lao động khu vực phi chính thức, lao động nông nghiệp. Rà soát, điều chỉnh các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều phù hợp với thực tế tại cơ sở.
Báo cáo của Ủy ban Kinh tế cho thấy nhiều dự án BOT giao thông cần phải xử lý kịp thời bức xúc của dư luận xã hội. Ảnh: Di Linh |
Nhiều vấn đề KT-XH còn gặp khó khăn, thách thức
Theo báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2017 của Ủy ban Kinh tế, trong thời gian qua các dự án BOT giao thông được triển khai trong thời gian qua đã góp phần đảm bảo cung ứng cho xã hội những công trình về giao thông có chất lượng dịch vụ cao hơn, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên nhiều ý kiến đề nghị cần phải đánh giá thực chất và kỹ lưỡng quy định pháp luật và chất lượng dự án, đồng thời kịp thời xử lý những bức xúc của dư luận xã hội.
Báo cáo cũng cho thấy, công tác quản lý đất đai ở một số nơi còn bất cập, chuyển nhượng quyền sử dụng đất "chui” kéo dài trong nhiều năm đang trở nên nghiêm trọng, chênh lệch địa tô ngân sách nhà nước không thu được.
Công tác quản lý đất đai yếu kém, thu hồi, đền bù thiếu minh bạch, thiếu hợp lý tại cơ sở và chưa thực hiện nghiêm túc quy định về đối thoại và tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo gây ra xung đột lợi ích kéo dài, ảnh hưởng đến ổn định xã hội.
Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa được kiểm soát chặt chẽ. Xuất hiện việc khai thác tài nguyên theo kiểu tận khai, tận diệt như khai thác cát, gỗ trái phép ở một số địa phương làm cạn kiệt nguồn nước, sạt lở bờ sông..., ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, gây mất an ninh trật tự và ảnh hưởng tới khả năng phòng, chống thiên tai.
Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế, thu nhập của người dân chậm được cải thiện. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm đối với lao động trẻ, có chuyên môn kỹ thuật vẫn có xu hướng tăng lên; thâm dụng lao động trong các ngành dệt may, da giày và thất nghiệp ở độ tuổi 35 - 40 còn phổ biến.
Tỷ lệ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp thấp là thách thức đối với mục tiêu mở rộng đối tượng vào năm 2020. Nợ BHXH chưa được kiềm chế có hiệu quả nên quyền lợi về bảo hiểm xã hội của người lao động chưa được đảm bảo.