Đề nghị truy tố 3 bị can vụ cháy quán karaoke khiến 13 người chết

Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội vừa kết luận điều tra vụ cháy quán karaoke xảy ra ngày 1/11/2016 tại Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội) khiến 13 khách đến hát tử vong, đồng thời đề nghị VKSND cùng cấp truy tố 3 bị can gồm: Nguyễn Diệu Linh (SN 1986, trú quận Hà Đông); Lê Thị Thì (SN 1962, trú quận Hai Bà Trưng) và Hoàng Văn Tuấn (SN 1993, quê tỉnh Nghệ An) về cùng tội danh “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy”.
de nghi truy to 3 bi can vu chay quan karaoke khien 13 nguoi chet

Hiện trường vụ cháy quán karaoke 68 Trần Thái Tông khiến 13 người tử vong xảy ra ngày 1/11/2016.

Chưa nghiệm thu, vẫn đón khách

Theo kết luận điều tra, căn nhà số 68 Trần Thái Tông kết cấu 9 tầng, 1 tum do ông Trần Văn Lương (SN 1958, trú quận Cầu Giấy) là chủ sở hữu. Nguyễn Diệu Linh ký hợp đồng thuê lại căn nhà này trong thời gian 10 năm (từ 1/7/2016-1/7/2026) với giá hơn 155 triệu đồng/tháng, mục đích thuê để làm trụ sở kinh doanh và hoạt động dịch vụ karaoke. Sau khi thuê nhà, Linh làm thủ tục với UBND quận Cầu Giấy cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh karaoke.

Ngày 13/10/2016 Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy, Linh thuê Cty CP đầu tư Thiện An Phú thiết kế và thi công hạng mục phòng cháy chữa cháy với giá 340 triệu đồng. Ngày 31/10/2016, công trình hoàn thiện 90% tiến độ nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC, Linh nhờ Nguyễn Hữu Long (SN 1980, trú ở quận Hai Bà Trưng) thuê Phạm Văn Thiên (SN 1980, quê tỉnh Thái Bình) làm phần cách âm tại các phòng hát ở tầng 2, tầng 7 và tầng 8 với giá 3 triệu đồng/m2. Thiên thuê tiếp nhóm thợ Trương Văn Tuyên và Chu Văn Hoàng cùng quê tỉnh Thái Bình với giá 500.000 đồng/m2. Thi công xong toàn bộ phần vách, tường cách âm, phòng và trần tầng 2, do phải hàn các khung sắt tạo thành giá đỡ khoan ốc để ốp gỗ lên nhưng bị vướng cửa, ngày 1/11/2016 Tuyên tự thuê Lê Thị Thì ở gần công trình với giá 500.000 đồng.

Trưa 1/11/2016, mặc dù chưa được nghiệm thu về PCCC và cấp giấy phép kinh doanh karaoke nhưng Linh vẫn chỉ đạo Hoàng Ngọc Kỳ, quản lý quán hát cho khách vào phòng 601, 502 để kiếm lợi nhuận. Khoảng 13h30 cùng ngày, Lê Thị Thì dẫn Hoàng Văn Tuấn và Phạm Quốc Viện, đều quê tỉnh Nghệ An là nhân viên của cửa hàng hàn mang theo máy hàn điện, máy cắt sắt đến quán, thực hiện công việc hàn cắt như đã thỏa thuận với Tuyên. Tại đây Tuyên hướng dẫn Tuấn, Thì thực hiện việc hàn các thanh sắt ở trần nhà và cắt một bản lề cửa để tháo cánh cửa. Thì đồng ý và chỉ đạo Tuấn dùng máy hàn, cắt điện thổi lửa vào bản lề cửa ra vào tầng 2 để cắt nhưng không có dụng cụ che chắn, dụng cụ đảm bảo an toàn về PCCC nên lửa bén vào vách phòng gây ra cháy.

Cháy do cắt kim loại bằng hồ quang điện

Theo CQĐT, quán karaoke 68 Trần Thái Tông có diện tích 90m2, 1 thang máy, 1 thang bộ, mỗi tầng có 2 phòng hát. Bản lề dưới cùng bị cắt đứt bằng nhiệt. Kết quả pháp y cho thấy nguyên nhân dẫn đến 13 nạn nhân tử vong do ngạt khí CO cấp.

Kết quả trưng cầu từ Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an giám định xác định điểm xuất phát cháy ở khu vực góc Tây Nam cửa ra vào, bên trong phòng phía ngoài (tính từ Đông sang Tây) cửa tầng 2 quán karaoke đã làm bắn các vẩy hàn có nhiệt độ cao vào phần cách âm gắn trên tường gây ra cháy, sau đó cháy lan sang các khu vực khác. Nguyên nhân cháy là do quá trình hàn cắt kim loại bằng hồ quang điện.

CQĐT đã trưng cầu Hội đồng định giá trong tố tụng để thực hiện việc xác định tài sản thiệt hại, đề nghị các chủ nhà số 66, 68, 70, 72, 74 cung cấp các hồ sơ giấy phép xây dựng, bản thiết kế quyết toán để Hội đồng định giá nhưng các chủ hộ gia đình nêu trên từ chối định giá. Riêng hồ sơ nhà 66 và 74 Trần Thái Tông không đủ cơ sở để Hội đồng xem xét.

10 xe máy, 1 xe đạp điện bị cháy có tổng giá trị gần 140 triệu đồng. Đối với các gia đình nạn nhân, Nguyễn Diệu Linh đã tự nguyện khắc phục cho mỗi gia đình 10 triệu đồng; bồi thường 2,5 tỷ đồng cho chủ nhà hàng Ginza về thiệt hại trang thiết bị. Ngoài ra cơ quan điều tra còn trả lại số tài sản cho gia đình nạn nhân như tiền, xe máy, điện thoại…

CQĐT xác định, Hoàng Văn Tuấn là thợ hàn không có chứng chỉ về việc hàn điện, chưa được huấn luyện về an toàn lao động, chưa được cấp thẻ an toàn, không có biện pháp PCCC, dùng máy hàn cắt sắt thổi lửa trực tiếp vào bản lề cửa với mục đích dùng nhiệt cắt bản lề dẫn đến cháy. Lê Thị Thì là chủ sử dụng lao động Hoàng Văn Tuấn, trực tiếp có mặt nơi xảy ra vụ việc, biết rõ nơi tiến hành hàn có nguy cơ cháy nổ nhưng không tuân thủ quy định an toàn phòng chống cháy nổ, vẫn đồng ý dùng máy hàn dẫn đến cháy. Chủ quán Nguyễn Diệu Linh mặc dù chưa được nghiệm thu về PCCC nhưng đã chỉ đạo nhân viên cho khách vào hát; thay đổi thiết kế, không kiểm tra giám sát trong quá trình thi công đến khi nghiệm thu đưa vào sử dụng gây nguy hiểm về cháy nổ; chưa đủ điều kiện đảm bảo an toàn về PCCC. Vì vậy, 3 đối tượng đã phạm tội “Vi phạm quy định về PCCC”.

Kết quả trưng cầu giám định từ Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an xác định: điểm xuất phát cháy ở khu vực góc Tây Nam cửa ra vào, bên trong phòng phía ngoài (tính từ Đông sang Tây) cửa tầng 2 quán karaoke đã làm bắn các vẩy hàn có nhiệt độ cao vào phần cách âm gắn trên tường gây ra cháy, sau đó cháy lan sang các khu vực khác. Nguyên nhân cháy là do quá trình hàn cắt kim loại bằng hồ quang điện.
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.