Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 tại TP HCM: Mang hơi thở cuộc sống, khơi gợi nhiều cảm xúc

Các giáo viên nhận định đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT năm 2019 tại TP HCM về cấu trúc hay cách hỏi cũng tương tự đề thi từ năm 2017 trở lại đây, tuy nhiên đề năm nay lại mang lại nhiều cảm xúc cho thí sinh khi làm bài.

Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 năm 2019 tại TP HCM

Sáng 2/6, hơn 80.000 thí sinh TP HCM làm bài thi môn đầu tiên kì thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2019 - 2020.

Kì thi diễn ra tại 135 điểm thi, trong đó có 126 điểm thi thường và 9 điểm thi chuyên, với tổng số 3.417 phòng thi. Có trên 10.250 giám thị được huy động để phục vụ kì thi vào lớp 10 này.

Dưới đây là đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT ở TP HCM năm 2019:

Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 tại TP HCM: Mang hơi thở cuộc sống, khơi gợi nhiều cảm xúc - Ảnh 1.

Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 tại TP HCM: Mang hơi thở cuộc sống, khơi gợi nhiều cảm xúc - Ảnh 2.

Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT ở TP HCM năm 2019.

Điểm 7 – 8 không phải dành cho tất cả học sinh

Nhận định đề thi môn Ngữ văn thi vào lớp 10 năm nay của TP HCM, thầy Đỗ Đức Anh, tổ phó Tổ văn, Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP HCM cho hay: "Đề năm nay hay, có tính mở, khơi gợi cảm xúc cho người làm bài.

Cấu trúc đề hay cách hỏi trong đề cũng tương tự như các đề thi trước từ năm 2017 trở lại đây. Không gây sự bất ngờ và hoang mang cho học sinh.

Với riêng câu Đọc - Hiểu, vấn đề thử thách dọn rác khá tiêu biểu trong năm vừa rồi nên dạng vấn đề này sẽ được khá nhiều giáo viên lưu ý, đưa vào ôn tập, dẫn chứng. Vậy nên học sinh có thể đã được giáo viên ôn trước đó.

Đối với câu hỏi số 4 phần Đọc - Hiểu đòi hỏi thí sinh phải có tư duy quan điểm riêng và phải có lập luận thuyết phục mới có điểm, câu hỏi mở giúp thí sinh bộc lộ quan điểm của mình.

Tôi thích câu Nghị luận xã hội của đề Ngữ văn năm nay. Vài năm trở lại đây, câu Nghị luận xã hội của TP HCM luôn mang lại sức hút, mới mẻ, sáng tạo, có tính mở cao cho cả thí sinh và giáo viên. Đề không bắt buộc thí sinh phải viết theo hướng nào mà có quyền chọn lựa. Những vấn đề nghị luận được đặt ra khá gần gũi với học sinh.

Đặc biệt tôi đánh giá cao nỗ lực từ phía người ra đề, đưa ra một câu nghị luận xã hội mang hơi thở cuộc sống như vậy.

Còn phần Nghị luận văn học ở cả 2 câu đề khơi gợi cảm xúc cho người làm.

Tác phẩm Chiếc lược ngà hầu như được nhiều bạn thích. Liên hệ các tác phẩm cùng đề tài trong Ngữ văn 9 có rất nhiều tác phẩm các bạn có thể liện hệ được ngay.

Còn bạn nào muốn thách thức bản thân hơn thì sẽ chọn câu 2 vì câu này dành cho các bạn khá giỏi môn văn hơn.

Yêu cầu thí sinh có khả năng đọc nhiều, tư duy, kiến thức lí luận sẽ viết tốt câu này. Điểm 7 – 8 không phải dành cho tất cả học sinh mà chỉ dành cho những bạn ôn bài và có kĩ năng làm bài tốt", thầy Đức Anh cho biết.

Đề Ngữ văn thi vào lớp 10 tại TP HCM: Mang hơi thở cuộc sống, khơi gợi nhiều cảm xúc - Ảnh 3.

Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 THPT ở TP HCM năm 2019 không mới so với 2 năm gần đây. (Ảnh: Hoàng Thương)

Đề thi mang lại nhiều điều thú vị cho người chấm bài

Còn thầy Võ Kim Bảo, giáo viên môn Ngữ văn Trường THCS Nguyễn Du (Q.1) nhận định về đề thi môn Ngữ văn thi vào lớp 10 tại TP HCM: "Nhìn chung đề hay, khoa học, vừa sức với học sinh, không đánh đố tuy nhiên có tính phân loại cao.

Cụ thể:

Câu 1: Ưu điểm của câu hỏi này là mang tính thời sự, không đòi hỏi học sinh học thuộc lòng.

Đặc biệt tôi đánh giá cao câu C, yêu cầu khả năng phân tích đề và tổng hợp. Tạo điều kiện cho học sinh thể hiện quan điểm cá nhân. Điều này đòi hỏi học sinh phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều và logic.

Câu 2: Dạng đề quen thuộc tuy nhiên vẫn có tính sáng tạo, giống như đề thi năm 2018 nên học sinh không quá bỡ ngỡ.

Qua việc học sinh lựa chọn người chấm bài sẽ thấy được suy nghĩ nhận thức của học sinh trong từng câu chữ, câu này ra rất khéo để đo lường năng lực thí sinh.

Ngoài ra, đề cho học sinh được tự chọn đề, tự bộc lộ quan điểm, thoát khỏi những ý kiến giáo điều, sách vở, học vẹt để thể hiện ý kiến. Dự kiến đối với câu này sẽ mang lại nhiều điều thú vị cho người chấm bài.

Câu 3a. Đề cho rất phù hợp với năng lực, vừa sức học sinh, bám sát chương trình học. Tuy đề ngắn gọn nhưng bài làm của học sinh sẽ có chất văn riêng, thấy được cảm xúc của các em.

Đối với phần liên hệ sẽ có tính thực tế, nhân văn và giáo dục cao, đặc biệt tình cảm gia đình được đề cao sâu sắc.

Câu 3b: Để nâng cao nhưng không quá khó, học sinh cần có năng lực cảm nhận, tổng hợp để phân tích, lí giải vấn đề.

Giúp học sinh nhận ra giá trị của văn học nói chung và thơ ca nói riêng đối với đời sống".

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (4/5 - 10/5): Đề xuất làm cao tốc Phủ Lý - Nam Định, sẽ mở rộng Vành đai 2 Hà Nội
Đề xuất làm cao Phủ Lý - Nam Định; hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gần 4 km vành đai 2 Hà Nội; lên kế hoạch làm vành đai 4 đoạn qua Bình Dương; phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2050... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.