ĐH Quốc gia TP.HCM thêm kỳ thi đánh giá năng lực

Sau 2 năm chuẩn bị, ĐH Quốc gia TP.HCM đã sẵn sàng cho việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực vào năm nay để xét tuyển thí sinh vào các trường thành viên và với các trường bên ngoài.
dh quoc gia tphcm them ky thi danh gia nang luc Trượt kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh do… công văn mật của Bộ GD-ĐT?
dh quoc gia tphcm them ky thi danh gia nang luc Vì sao ĐHQG Hà Nội bỏ, ĐHQG TP Hồ Chí Minh lại tổ chức kỳ thi năng lực?
dh quoc gia tphcm them ky thi danh gia nang luc Đại Học Quốc Gia Hà Nội dừng kỳ thi đánh giá năng lực
dh quoc gia tphcm them ky thi danh gia nang luc
Thí sinh dự thi kỳ thi kiểm tra năng lực của Trường ĐH Quốc tế TP.HCM năm 2017. Năm nay, ĐHQG TP.HCM sẽ triển khai hình thức này ở các trường thành viên ẢNH: HÀ ÁNH

PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia (ĐHQG) TP.HCM, cho biết việc tuyển sinh của các đơn vị thành viên trong năm 2018 không dựa hoàn toàn vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực mà chỉ sử dụng một phần chỉ tiêu để xét tuyển dựa vào kết quả này.

Phần lớn chỉ tiêu còn lại sẽ vẫn xét tuyển dựa vào các phương thức tuyển sinh truyền thống như: thi THPT quốc gia, xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT, ưu tiên xét tuyển theo quy định riêng của ĐHQG TP.HCM... Ngoài ra, các trường khác bên ngoài cũng có thể sử dụng kỳ thi này để xét tuyển.

Bài thi trắc nghiệm gồm 3 phần

"Việc đánh giá người học dựa vào năng lực và kỹ năng sẽ hỗ trợ tốt cho công tác đào tạo"

Ông Ngô Hồng Điệp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủ Dầu Một

Thông tin về bài thi đánh giá năng lực, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng ĐHQG TP.HCM, cho biết đây là một bài thi tổng hợp ở dạng đề trắc nghiệm gồm 100 câu hỏi với thời gian làm bài 150 phút.

Thí sinh (TS) sẽ làm toàn bộ bài thi trên giấy và có thể lựa chọn định dạng đề thi bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

Theo đó, cấu trúc bài thi sẽ gồm 3 phần với 5 nội dung đánh giá khác nhau. Phần 1 gồm 40 câu hỏi đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ, trong đó có 20 câu trắc nghiệm ngôn ngữ tiếng Việt và 20 câu ngôn ngữ tiếng Anh. Mục tiêu phần thi này là đánh giá khả năng dùng từ, đọc hiểu và phân tích bài viết.

Phần 2 gồm 20 câu trắc nghiệm liên quan đến suy luận logic và xác định quy luật.

Phần 3 gồm 40 câu hỏi sẽ tập trung đánh giá kỹ năng giải quyết vấn đề. Trong đó, 10 câu trắc nghiệm kỹ năng phân tích số liệu với nội dung gồm: phân tích ý nghĩa, xác định xu hướng, tìm quy luật dựa vào các số liệu cho trước được trình bày dưới dạng bảng số hoặc đồ thị. 30 câu còn lại kiểm tra kỹ năng giải quyết vấn đề thông qua các vấn đề được trình bày dưới dạng bài viết quanh các chủ đề về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kinh tế, kỹ thuật... TS sử dụng dữ kiện cung cấp trong bài viết để trả lời các câu hỏi liên quan.

Không đánh giá khả năng nhớ, thuộc bài

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính cho biết bài thi này được xây dựng theo hướng tiếp cận các bài thi chuẩn hóa nhằm xét tuyển đầu vào ĐH của Mỹ (SAT-Scholastic Assessment Test) và Anh (TSA-Thingking Skills Assessment).

Về cấu trúc, bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG tích hợp được kỹ năng đọc hiểu, phân tích của bài SAT và kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề của bài thi TSA. Do vậy, khác với cách tiếp cận của kỳ thi THPT quốc gia, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM chú trọng các năng lực cơ bản để học ĐH của TS như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, phân tích, tổng hợp giải quyết vấn đề.

Về phạm vi kiến thức đề thi, tiến sĩ Chính cho biết dựa trên nền tảng kiến thức chương trình phổ thông. Tuy nhiên sẽ có những câu mở rộng đòi hỏi khả năng suy luận, logic nhưng vẫn gần với học sinh, gắn với kiến thức tự nhiên, xã hội mà học sinh đã được học.

“Quan trọng hơn hết là nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ về kiến thức và tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản. Trên cơ sở đó sẽ đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề chứ không đánh giá khả năng nhớ hay thuộc bài của TS”, ông Chính cho hay.

Tiến sĩ Chính nhấn mạnh: “Nội dung đề thi sẽ khác với kỳ thi THPT quốc gia mà Bộ tổ chức, trong đó câu hỏi sẽ không đánh đố và người dự thi cũng không cần ôn luyện mới làm được”.

Một đợt thi ở 3 địa điểm thi

Theo dự kiến, trong năm 2018 kỳ thi sẽ được tổ chức một đợt vào khoảng một tuần sau kỳ thi THPT quốc gia. Kỳ thi sẽ tổ chức tại 3 điểm (TP.HCM, Bình Định và An Giang) để thuận tiện cho TS.

TS sẽ đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại các điểm đăng ký dự thi do ĐH này quy định. Sau 10 ngày diễn ra kỳ thi, TS sẽ được biết kết quả. “Kỳ thi này sẽ không hạn chế đối tượng tham gia dự thi, tuy nhiên việc sử dụng kết quả thi này để xét tuyển sẽ có những điều kiện ràng buộc do từng trường quy định. Do vậy kể cả học sinh lớp 11 nếu muốn tập dợt vẫn có thể đăng ký thi”, ông Chính thông tin.

Bài thi này đã được tổ chức thi thử với học sinh lớp 12 của nhiều trường THPT như: Trường Phổ thông năng khiếu, Nguyễn Hữu Huân, Gia Định và sắp tới tại An Giang, Bình Định. ĐH này sẽ công bố đề thi mẫu cùng với đề án tuyển sinh chính thức dự kiến trong tháng 1.

Sử dụng kết quả thi thế nào ?

Theo ông Nguyễn Hội Nghĩa, cách thức xét tuyển dựa vào kỳ thi đánh giá năng lực sẽ do các trường chủ động. Bài thi này được phân thành 5 khối kiến thức và kỹ năng với thang điểm riêng, tùy vào đặc thù đào tạo các ngành trường có thể xét tuyển dựa trên tổng điểm hoặc nhân hệ số từng phần.

Hiện nay các trường thành viên ĐHQG TP.HCM đều dự kiến xét tuyển một phần chỉ tiêu dựa trên kết quả kỳ thi này.

Tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết: “Trường sẽ dành khoảng 10% chỉ tiêu mỗi ngành để xét tuyển thí sinh từ kỳ kiểm tra năng lực”. Trường ĐH Kinh tế - Luật cũng dự kiến dành tối đa 10% chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức này. Trường ĐH Khoa học tự nhiên dự kiến dành 20% chỉ tiêu, tập trung vào một số ngành nhiều TS quan tâm như: công nghệ thông tin, công nghệ hóa học, công nghệ sinh học...

PGS-TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế, cho biết: “Đây là một xu hướng tốt, đã từng được nghiên cứu và triển khai nhiều nơi trên thế giới. Ngoài kiểm tra kiến thức, cách thức thi này còn giúp đánh giá các năng lực khác của người học”.

Ông Ngô Hồng Điệp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủ Dầu Một, cho hay năm nay trường dự kiến xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia và kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức. Lý giải sự lựa chọn này, ông Điệp cho rằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia là ngưỡng đánh giá tốt nhất trong điều kiện hiện tại. Tuy nhiên theo ông Điệp: “Khi tham khảo đề án kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.HCM, chúng tôi thấy rằng việc đánh giá người học dựa vào năng lực và kỹ năng sẽ hỗ trợ tốt cho công tác đào tạo”.

ĐH Quốc gia Hà Nội từng thực hiện

Trong 2 năm 2015, 2016, ĐH Quốc gia Hà Nội từng tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực và lấy kết quả kỳ thi này làm căn cứ xét tuyển ĐH. Đây là một bài thi tổng hợp dùng các câu hỏi chuẩn hóa, được thực hiện trên máy tính, mỗi TS một đề riêng, TS thi xong biết kết quả ngay.

Ngoài ra, có một bài thi đánh giá năng lực môn ngoại ngữ dành riêng cho những TS có nhu cầu xét tuyển vào Trường ĐH Ngoại ngữ của ĐH này. Bài thi tổng hợp có thời gian làm bài 195 phút gồm 140 câu.

Độ khó của các câu hỏi thuộc mỗi phần được phân định theo tỷ lệ: 20% ở cấp độ dễ, 60% trung bình và 20% khó. Cơ cấu kiến thức trong phần bắt buộc được phân bổ cụ thể: 10% trong chương trình lớp 10; 20% lớp 11; 70% lớp 12. Đề thi bao gồm 2 phần trắc nghiệm: bắt buộc và tự chọn. Phần bắt buộc gồm 2 phần tư duy định lượng và tư duy định tính. Phần tư duy định lượng (kiến thức toán) gồm 50 câu hỏi với thời gian hạn định là 80 phút. Phần tư duy định tính (kiến thức ngữ văn) gồm 50 câu hỏi với thời gian hạn định là 60 phút. Với phần tự chọn, TS chọn một trong 2 nội dung: Khoa học tự nhiên gồm lý, hóa, sinh; Khoa học xã hội gồm sử, địa, giáo dục công dân.

Mỗi nội dung có 40 câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn, thời gian hạn định là 55 phút. Tuy nhiên, tháng 12.2016, ông Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, thông báo năm 2017 ĐH này không tổ chức một kỳ thi riêng đánh giá năng lực nữa mà sẽ dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia.

Lý do ông Sơn đưa ra vào thời điểm ấy là những đổi mới trong phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 của Bộ GD-ĐT đã cơ bản gần với định hướng, mục tiêu, triết lý của đổi mới tuyển sinh ở bài thi đánh giá năng lực chung mà ĐH Quốc gia Hà Nội đã triển khai trong 2 năm trước đó.

Quý Hiên

dh quoc gia tphcm them ky thi danh gia nang luc Vì sao ĐHQG Hà Nội bỏ, ĐHQG TP Hồ Chí Minh lại tổ chức kỳ thi năng lực?

Trong khi ĐHQG Hà Nội vừa bỏ kỳ thi đánh giá năng lực sau 2 năm tổ chức thì ĐHQG TP HCM lại thông báo ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.