Đi học về con bám mẹ không rời

Nhiều bà mẹ thắc mắc tại sao đi học về con bám mẹ không rời nửa bước.

Cho các bé đi học mầm non một phần để bố mẹ có thời gian đi làm, vừa giúp bé dạn dĩ và cứng cáp hơn. Tuy nhiên khoảng thời gian đầu, các bé thường bị khủng hoảng tâm lý. Điển hình là trẻ hay quấy khóc, không chịu đi học mỗi buổi sáng, biếng ăn, buồn ngủ và bám mẹ sau khi đi học về.

Chị Hồ Thị Trang (Hà Nội) tâm sự: “Bé nhà tôi được 14 tháng tuổi là bắt đầu đi học. Lúc trước bé dễ lắm, ai bồng ai ẵm cũng được, nhưng không hiểu sao sau khi đi học được gần 2 tuần thì về nhà bé cứ bám riết mẹ.

Quấn chặt lấy mẹ không rời nửa bước, thậm chí tôi phải vừa địu con trên lưng vừa nấu cơm, rửa bát. Cứ tôi đặt bé xuống giường là bé khóc giãy lên. Thế nhưng đến trường thì không quấy khóc, cô giáo bảo bé chơi rất ngoan.

Khi chưa đi học thì bám ba với ông nội lắm thế mà giờ chỉ có mẹ thôi, ba đụng vào người là đã tỏ vẻ khó chịu rồi. Tôi không biết như thế nào nữa”.

Đứa con trai chị Vũ Thị Hương (Hải Phòng) cũng vậy. Bé được 25 tháng tuổi, đã đi học được 3 tháng. Cứ đi học về là chỉ có mẹ thôi, không theo ai hết. Có hôm chị đi làm về muộn, ba đến trường đón con về. Bé cứ luôn miệng hỏi “mẹ đâu”, ba trả lời “mẹ đi làm”, 5 phút sau bé lại hỏi.

di hoc ve con bam me khong roi
Mẹ con chị Vũ Thị Hương. Ảnh: NVCC

Chị Hương cũng cho biết thêm, bé bám mẹ khiến chị không có thời gian để làm việc nhà. Nhiều lần chị cứng rắn đặt bé xuống chiếu, đưa cho bé đồ chơi rồi dặn chơi ngoan cho mẹ đi nấu cơm. Thế nhưng thấy bé cứ gào khóc chị lại xót chạy ra bế con.

Đã từng có con ở độ tuổi ấy, chị Hoàng Minh Ngọc, giáo viên trường Tiểu học Dịch Vọng B, Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm đồng hành cùng con trải qua giai đoạn khủng hoảng ấy. Chị Ngọc chia sẻ kinh nghiệm: “Đó là tâm lý chung của các bé. Con đang ở nhà, trong vòng tay của mẹ của bà, giờ phải đi nhà trẻ đến gặp cô và các bạn hoàn toàn mới. Trẻ phải làm quen với nề nếp thói quen sinh hoạt khác xa với ở nhà. Bé cảm thấy bị “bỏ rơi” giữa môi trường lạ, những con người lạ nên khi về nhà sẽ nhõng nhẽo mẹ.

Bé có thể sẽ mất khoảng 2 tuần đến một tháng để tập quen và thích nghi với môi trường mới. Các mẹ phải kiên trì cho con đi học đều. Đồng thời phải nhẹ nhàng giải thích cho các bé rằng, con đã lớn và cần phải đi học giống như ba mẹ mỗi sáng đều phải đi làm.

di hoc ve con bam me khong roi
Chị Hoàng Minh Ngọc cũng hai con. Ảnh: NVCC

Kể cho các bé nghe rằng đến trường sẽ có nhiều trò chơi rất vui cùng bạn bè, được cô giáo dạy hát, dạy đọc thơ, dạy vẽ... để tạo hứng thú cho bé. Ngoài ra tôi còn tranh thủ đến sớm hơn một chút khi đưa bé đi học và đón bé về để tranh thủ chơi với bé ở sân trường. Thời gian đầu sẽ khó khăn với cả mẹ và con nhưng các mẹ không cần quá lo lắng vì bám mẹ là bản năng của trẻ".

Chị Ngọc cho biết thêm, hiện nay, nhiều gia đình có điều kiện thường để con ở nhà đến 3 tuổi mới cho con đi học mầm non. Điều đó cản trở lớn đến khả năng hoà nhập của con. Ở nhà, bé không được học cách sinh hoạt nề nếp, ít được giao tiếp nên nhút nhát, đồng thời mọi nhu cầu của con được ông bà bố mẹ đáp ứng đầy đủ khiến con thiếu tính tự lập. Vì vậy, nên cho trẻ đi học mầm non đúng độ tuổi.

XEM THÊM

di hoc ve con bam me khong roi Con không bám mẹ, nên mừng hay nên lo?

Nhiều bà mẹ lo lắng khi khoảng cách mẹ con ngày càng xa nhau sau khi phải gửi cho ông bà hay người giúp việc ...

di hoc ve con bam me khong roi Mẹ ghen tị vì con chỉ theo ông bà nội và người giúp việc

Nhiều bà mẹ lo lắng vì con không bám mẹ mà chỉ theo ông bà nội hay người giúp việc.

di hoc ve con bam me khong roi Ôm ấp, vỗ về con từ sơ sinh làm thay đổi DNA của con theo hướng tốt hơn

Thật là kỳ cục khi người lớn đưa ra khái niệm "bén hơi"/ “bện hơi” và tìm cách tách con ra khỏi mẹ hoặc bố ...

di hoc ve con bam me khong roi Loài người - một loài trong các giống được 'nuôi ôm'

Không như các loài động vật khác, sau khi chào đời, em bé của loài người hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ.

di hoc ve con bam me khong roi Bạn bực mình khi con 'bám đuôi' mình không?

Hãy mừng khi con bám mẹ, bởi chỉ khoảng vài năm nữa thôi, bạn sẽ không có cơ hội ôm hôn con như khi con còn ...

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.