Hết thời gian nghỉ thai sản, các bà mẹ trở lại với guồng quay công việc, không còn nhiều thời gian dành cho con. Một ngày bé chỉ gặp mẹ khoảng một vài tiếng đồng hồ ngắn ngủi. Bé quen dần với hình ảnh những người chăm sóc bé thường xuyên như ông bà nội hay người giúp việc. Vì thế xảy ra những trường hợp như mẹ đưa tay ra ôm mà con quay ngoắt mặt đi hay mẹ không thể dỗ bé nín thậm chí càng dỗ bé càng khóc to hơn.
Rơi vào hoàn cảnh như vậy, chắc hẳn bất cứ bà mẹ nào cũng cảm thấy hụt hẫng. Là một người mẹ, ai cũng muốn tự tay chăm sóc và yêu thương con mình. Tự nhủ lòng phải dành nhiều thời gian hơn cho con nhưng công việc từ cơ quan về đến nhà, đến khi ngơi tay thì lại là lúc con đã chìm vào giấc ngủ.
Con không bám mẹ nên mừng hay nên lo. (Ảnh: Moki) |
“Nghỉ làm ở nhà trông con thì lấy tiền đâu mà ăn. Đi làm thì không dành thời gian được cho con nhiều hơn, chơi đùa và nói chuyện với con. Nhiều lần chị vội vàng chạy về với con sau khi hết giờ làm mà thấy bé lạnh nhạt với mẹ khiến chị nản lắm”, chị Nguyễn Thị Thu Thủy trú tại Quốc Oai, Hà Nội tâm sự.
Nhiều bà mẹ rơi vào bế tắc nên đãsốt sắng đi tìm lời khuyên trên các hội nhóm và diễn đàn dành cho bà mẹ bỉm sữa. Hàng trăm hàng nghìn lượt bình luận cũng đủ thấy không ít chị em phụ nữ cũng cùng chung tâm trạng này.
Ngược lại, chị Lê Thị Loan ở Đống Đa, Hà Nội cho rằng, con không bám mẹ lại là may mắn. Chị Loan mới sinh một bé trai đầu lòng. Ngay từ khi con mới 4 tháng tuổi, ông bà nội đã giành chăm cháu vì chị gầy gò không có sữa lại vụng về trong cách chăm con.
Chị được nghỉ ngơi sau lần vượt cạn. Ngoài ra chị Loan thường xuyên cập nhật tình hình công việc ở công ty để sẵn sàng quay trở lại làm việc. Nhờ vậy, khi trở lại cơ quan chị không cảm thấy bị lạc lõng hay thụt lùi mà bắt nhịp vào công việc rất nhanh.
Còn chị Hoàng Minh Ngọc ở Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ, con không bám mẹ thì mẹ càng có nhiều thời gian để chăm sóc, chăm chút cho bản thân. “Cứ tối ngày ngập đầu trong tã bỉm sữa rồi còn công việc trên cơ quan, đầu bù tóc rối rồi chẳng mấy chốc mà đánh mất cả bản thân. Như mấy đứa bạn của tôi có con nhỏ, hẹn đi đâu cũng bảo đang bận cho con ăn rồi ru con ngủ hay con đang ốm...
Họ cứ nơm nớp lo sợ rằng giao con cho người khác chăm rồi con sẽ không bám mẹ, không thương mẹ nữa. Sao lại lo sợ viển vông như vậy. Tình cảm máu mủ ruột thịt đâu phải nói nhạt là nhạt được. Với lại mình vẫn ở đấy chứ có đi đâu đâu, vẫn thấy con mỗi ngày, vẫn theo dõi tình hình, vẫn được gọi là mẹ...”, chị Ngọc bày tỏ.
Vậy việc con không bám mẹ có thực sự đáng lo lắng đến như vậy hay không? Thiết nghĩ, dù con có bám mẹ hay không điều quan trọng nhất vẫn là vun đắp xây dựng tình cảm mẹ con để hình ảnh của mẹ luôn đẹp và lớn dần trong con.
XEM THÊM
Mẹ Hà Nội trị dứt biếng ăn cho con bằng những đĩa đồ ăn đẹp như tranh vẽ
Chia sẻ lý do kỳ công làm những đĩa thức ăn cho bé ngon và đẹp đến như vậy, chị Đỗ Kim Hương cho biết ... |
Hạ sốt cho trẻ bằng lươn sống, buộc chanh vào chân: Mẹ bỉm sữa tin dùng, bác sĩ nói Đừng!
Dùng lươn sống, buộc chanh hay cạo gió bằng đồng xu là những cách hạ sốt cho trẻ được nhiều mẹ "thần thánh hóa". |
Mẹ ghen tị vì con chỉ theo ông bà nội và người giúp việc
Nhiều bà mẹ lo lắng vì con không bám mẹ mà chỉ theo ông bà nội hay người giúp việc. |
Con gái 'bóc trần' thói quen kỳ lạ của mẹ
Những chia sẻ của cô con gái về thói quen kỳ lạ của mẹ khiến cư dân mạng vừa sợ vừa thích thú. |
Mẹ khéo tay biến những nguyên liệu đơn giản thành bữa cơm thịnh soạn cho gia đình
Với niềm đam mê nấu nướng, thêm tài khéo léo chăm chỉ vào bếp, chị Minh Thu luôn chuẩn bị cho gia đình những bữa ... |
Lối sống 04:12 | 20/04/2018
Lối sống 02:46 | 17/04/2018
Lối sống 09:44 | 13/04/2018
Lối sống 10:38 | 12/04/2018
Lối sống 02:00 | 04/05/2017
Lối sống 08:45 | 05/12/2016