Đi tìm lời giải cho câu hỏi: Tại sao Vsmart Live ‘giống’ Meizu 16Xs

Vsmart Live và Meizu 16Xs làm việc cùng với một công ty ODM.

Mới đây, một đoạn video của một YouTuber có tên "my banh" với nội dung "Mổ bụng Vsmart Live so sánh nội thất Meizu 16Xs: giống 100%", được lan truyền chóng mặt trên các diễn đàn mạng xã hội.

Qua nội dung đoạn video, người xem thấy được rằng hai mẫu smartphone là Vsmart Live và Meizu 16Xs đến từ hai nhà sản xuất khác nhau lại có nhiều điểm tương đồng, từ cấu hình, cách sắp xếp linh kiện bên trong đến thiết kế bên ngoài.

Vậy tại sao lại có sự "giống nhau đó? Đầu tiên chúng ta phải đi tìm hiểu hai khái niệm ODM và OEM, vốn rất hay bị nhầm lẫn trong thế giới công nghệ.

Tại sao Vsmart Live "giống" Meizu 16Xs?

OEM là từ viết tắt của Original Equipment Manufacturer, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là "nhà sản xuất thiết bị gốc". ODM là từ viết tắt của Original Design Manufacturer, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là "nhà sản xuất thiết kế gốc".

Hai khái niệm này khá tương đồng nhau, nên đôi khi người nghe hay bị nhầm lẫn.

maxresdefault

Video so sánh Vsmart Live và Meizu 16Xs được lan truyền trên mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình).

Theo đó, khái niệm OEM dùng để chỉ các công ty, công xưởng thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kĩ thuật được đặt trước và bán sản phẩm cho công ty khác (chịu trách nhiệm phân phối).

Một cách dễ hiểu khác, công ty OEM sẽ "sản xuất hộ" cho công ty khác. Sản phẩm được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm ra sản phẩm.

Ví dụ đơn giản là trường hợp của Apple và Foxconn. Cụ thể, Apple là khách hàng, chịu trách nhiệm nghiên cứu công nghệ, thiết kế và phân phối sản phẩm. Còn Foxconn là một công ty OEM, sẽ là người sản xuất ra sản phẩm thực tế từ những khối nhôm đầu tiên.

Trong khi đó, khái niệm ODM được hiểu là các công ty, công xưởng đảm nhiệm việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu. Công ty chỉ đóng vai trò thiết kế, nghiên cứu mà không sản xuất gọi là IDH (Independent Design House).

Nếu một hãng điện thoại nào đó gặp những hạn chế hoặc khó khăn trong việc thiết kế sản phẩm, thì công ty IDH sẽ giúp biến các ý tưởng thành một thiết kế thực sự.

Những năm gần đây số lượng công ty IDH/ODM đang tăng mạnh trên phạm vi toàn cầu. Một công ty IDH/ODM có nhiều đối tác khác nhau, đảm nhận một phần không nhỏ trong quá trình sản xuất.

Ví dụ, một công ty V có ý tưởng cho ra đời một sản phẩm tuyệt vời nào đấy, họ đã nghiên cứu kĩ lưỡng thị trường và đánh giá sản phẩm sẽ thành công khi ra mắt.

Tuy nhiên, công ty V lại không thực sự biết cách thiết kế nó hoặc không có khả năng sản xuất để chế tạo ra nó. Chính vì thế, công ty V chuyển sang một IDH nhờ thiết kế sản phẩm thực tế và đưa mẫu thiết kế đó cho công ty V tự sản xuất, để khi ra sản phẩm thực thụ, họ sẽ dùng các chiến lược marketing để tung nó ra thị trường.

So sánh phân biệt hai khái niệm ODM và OEM trong công nghệ. (Đồ họa: Bảo Việt).

Wingtech là công ty uy tín bậc nhất, họ là ODM/IDH lớn nhất thế giới với 25% thị phần, sản xuất hàng loạt các mẫu điện thoại cho Samsung như Galaxy A6, Xiaomi với dòng sản phẩm Redmi, Oppo A3s hay Huawei Y6… Bản thân nhà máy của Wingtech đã xuất ra 90 triệu smartphone chỉ trong năm 2018, có tổng cộng 15.000 ngàn nhân viên và doanh thu khoảng 3 tỷ đô la Mỹ cũng trong năm này. Vừa qua, Wingtech đã bỏ ra hơn 3 tỷ đô la Mỹ để mua lại Nexperia, công ty sản xuất thiết bị bán dẫn hàng đầu thế giới với doanh thu hàng năm khoảng 1.5 tỷ đô la Mỹ.

Nếu chỉ tính riêng việc thiết kế, tư vấn, giúp đỡ các công ty khác phát triển sản phẩm thì Wingtech chiếm hơn 50% thị trường IDH điện thoại trên phạm vi toàn cầu.

Điểm khác biệt cơ bản giữa công ty OEM và công ty ODM đó chính là OEM thì tham gia vào quá trình sản xuất thực tế, còn công ty ODM thì vừa có nghiên cứu mà cũng có thể sản xuất. Nói một cách khác thì ODM chính là IDH + OEM.

Trong trường hợp này, rất có thể cả Vsmart và Meizu đều đặt hàng cùng một công ty IDH.

Cụ thể, theo một nguồn tin cho biết, cả Vsmart và Meizu đều thuê cùng một công ty IDH/ODM lớn nhất thế giới là Wingtech, nhà thiết kế số một thế giới chuyên cung cấp thiết kế và công nghệ cho các hãng như Oppo hay Samsung.

Còn theo tờ Freightos, đôi khi với những khác hàng khác nhau, các công ty OEM nhiều khi chỉ thực hiện các thay đổi nhỏ về thiết kế như kích thước sản phẩm, màu sắc, bao bì.

Do đó, việc hai hãng điện thoại có những nét cấu tạo tương đồng nhau không phải là một trường hợp hi hữu trong giới công nghệ, đặc biệt trong bối cảnh các công ty ODM đang phát triển như vũ bão, nhất là ở châu Á.

Tại sao Vsmart lại lựa chọn con đường sử dụng các ODM?

Chiến lược các công ty OEM là giúp cho các đối tác nhận được sản phẩm mà không cần phải xây dựng một nhà xưởng mới. Thông qua đó, chi phí sản xuất có thể giảm xuống.

Tuy nhiên các công ty trực tiếp tham gia sản xuất sẽ có khả năng tiếp cận với các tri thức, các kết quả nghiên cứu R&D mà công ty khách hàng đang nắm giữ.

Vì vậy, vấn đề lựa chọn nhà sản xuất, nhà cung ứng đáng tin cậy luôn phải được đặt lên hàng đầu. Các công ty sản xuất của Trung Quốc hay Hàn Quốc thường đi lên từ những OEM.

4747281_A54421F6-96D9-4116-A292-328766569307

Vsmart Live và Meizu 16Xs cùng làm việc với một ODM. (Ảnh chụp màn hình).

Trong khi đó, đối với ODM, các hãng điện thoại không phải lo lắng nhiều về việc bị ăn cắp bản quyền, công nghệ. Nhưng vì sản phẩm được làm ra theo thông số kĩ thuật của một công ty khác, nên có thể sẽ gây ra khó khăn khi hãng bắt tay vào sản xuất.

Mặt khác, khi đặt hàng thiết kế từ IDH, các hãng điện thoại sẽ ít có cơ hội tùy biến và không được phép độc quyền sản phẩm.

Với các công ty công nghệ non trẻ như Vsmart, cái họ thiếu không phải là nhà xưởng, ý tưởng mà chính là công nghệ và thiết kế. Do đó, việc đặt hàng các công ty IDH thiết kế một chiếc điện thoại dựa trên ý tưởng, yêu cầu của Vsmart, rồi sau đó tự sản xuất theo thiết kế đó là một bước đi khôn ngoan và đúng đắn.

Đặc biệt, đối với nền kinh tế chia sẻ toàn cầu hiện tại, khi một công ty không bao trọn sản phẩm từ thiết kế đến sản xuất và phân phối mà sẽ hoặc là thiết kế rồi nhờ OEM sản xuất như Apple hoặc là lên ý tưởng, đưa ra yêu cầu, thuê IDH thiết kế rồi tự sản xuất như Vsmart.

Tuy nhiên, trong một thế giới phần cứng smartphone đã bão hòa như hiện nay, khi các mẫu điện thoại đều có từ cấu hình phần cứng đến thiết kế tương tự nhau thì mấu chốt để giành khách hàng lại đến từ phần mềm và các dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Không tự dưng Apple chuyển hướng tập trung vào dịch vụ, không ngẫu nhiên Samsung Note 10 được tập trung giới thiệu các tính năng mới. Trong giai đoạn tới đây của smartphone, phần mềm mới là tất cả.

Nhận thức rõ được điều này, Vsmart Live đã được Vsmart chú trọng vào phần mềm khi máy bán ra được cài sẵn hệ điều hành VOS 2.0 tùy biến trên nền Android 9 với việc được thiết kế lại toàn bộ giao diện, tối ưu hóa thao tác sử dụng của người dùng, như thao tác điều khiển bằng cử chỉ, không sử dụng thanh điều hướng.

Ngoài ra, VOS2.0 của Vsmart cũng có thêm chế độ đơn giản cho người lớn tuổi và có tính năng sử dụng hai tài khoản trên cùng một ứng dụng.

Do đó, việc Vsmart chọn thuê IDH thiết kế còn mình thì tập trung phát triển tối ưu phần mềm là việc hoàn toàn dễ hiểu với xu hướng công nghệ ngày nay.