Dịch bệnh dồn dập 'tấn công' trẻ nhỏ

Thông tin từ Viện Pasteur TPHCM ngày 27-9 cho biết, tại các tỉnh phía Nam có số ca mắc sởi liên tục tăng từ giữa tháng 8 đến nay và chưa có dấu hiệu giảm.

Đồng Nai hiện dẫn đầu về số ca mắc sởi với 136 ca, tiếp theo là Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nhiều trẻ mắc sởi từ các tỉnh lân cận tiếp tục chuyển về TPHCM điều trị khiến các bệnh viện tại TPHCM luôn trong tình trạng quá tải.

Tại Khoa Nhiễm Bệnh viện (BV) Nhi đồng 2 hiện có gần 30 ca sởi điều trị nội trú, trong đó có 6 ca từ Đồng Nai chuyển tới. Từ đầu tháng 8 đến nay, tại BV Nhi đồng 2 có 74 ca sởi xuất viện, trong đó có 27 ca có địa chỉ lưu trú tại Đồng Nai.

Đa số trẻ nhập viện đều chưa tiêm ngừa hoặc chưa đến tuổi tiêm. Tại Khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1, từ giữa tháng 8 đến nay tiếp nhận trên 30 trẻ bị sởi, đa số là trẻ ở các tỉnh đưa về điều trị chưa được tiêm ngừa sởi và dưới 9 tháng tuổi.

dich benh don dap tan cong tre nho
Trẻ mắc sởi

Theo ThS - BS Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 96 ca mắc sởi, trong đó tăng đột biến vào tháng 9.

Ngành y tế dự phòng TP đã triển khai chiến dịch tiêm bù vaccine cho những trẻ sinh năm 2016, 2017 và đang thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế là tiêm cho trẻ 3 - 5 tuổi.

Trước tình hình dịch bệnh sởi gia tăng, Viện Pasteur TPHCM vừa tổ chức họp khẩn trực tuyến với 20 tỉnh thành phía Nam để triển khai các giải pháp phòng chống, dập dịch.

PGS-TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM, cho rằng hiện tại vaccine ngừa sởi không thiếu và yêu cầu các tỉnh lên kế hoạch chi tiết, tập trung dập dịch.

“Để phòng chống thì các tỉnh cần phải tạo miễn dịch cộng đồng, tiêm vaccine đầy đủ, tiêm thường xuyên, tiêm chiến dịch để bổ sung đầy đủ cho các đối tượng nguy cơ. Những cơ sở y tế đang tiến hành điều trị nhiều ca bệnh sởi cần phải tiêm phòng cho cả nhân viên y tế, những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhi để tránh lây lan cho bệnh nhi khác”, PGS-TS Phan Trọng Lân khuyến cáo.

Bên cạnh đó, TPHCM cũng đang trong giai đoạn cao điểm dịch bệnh tay chân miệng. Theo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, số ca nhập viện ghi nhận được trong tuần qua lên đến gần 290 ca (tăng 47% so với 4 tuần trước đó) và đang tiếp tục tăng.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, năm nay do số ca mắc nhiều, nhiều ca nặng nên các bậc phụ huynh phải đặc biệt lưu ý, nhất là với trẻ dưới 5 tuổi. Trường học là môi trường thuận lợi cho sự lây lan bệnh nếu không có biện pháp phòng chống.

XEM THÊM

dich benh don dap tan cong tre nho Thông tin virus RSV tấn công vào máu, tim, não khiến trẻ đột tử là không có cơ sở

Trong đoạn livestream trên Facebook cá nhân, Ths. Bác sĩ Nội trú Nguyễn Tiến Hải chia sẻ cách điều trị, phòng ngừa virus RSV và ...

dich benh don dap tan cong tre nho Virus RSV khả năng lây lan cao, những cái thơm má của cha mẹ cũng là nguồn lây bệnh cho con

Th.S. BS Nội trú Nguyễn Tiến Hải cho biết, virus RSV có khả năng lây lan khá cao. Ít ai ngờ tới là tay nắm cửa ở ...

dich benh don dap tan cong tre nho Khẩn cấp dập dịch sởi

Trước tình hình dịch bệnh sởi gia tăng, hôm qua Viện Pasteur TP.HCM họp khẩn trực tuyến với 20 tỉnh phía nam để triển khai ...

dich benh don dap tan cong tre nho Cảnh giác với bệnh lây nhiễm trong trường học

Vào đầu năm học mới, thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát sinh, phát triển.

dich benh don dap tan cong tre nho Tăng cường công tác phòng chống bệnh Sởi tại các cơ sở y tế

Trước tình hình một số trẻ tại Bệnh viện Nhi đồng 2 có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Sởi, được cho là ...

dich benh don dap tan cong tre nho Gia tăng bệnh truyền nhiễm ở trẻ

Thời gian gần đây, số ca trẻ em bị mắc các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có chiều hướng gia ...

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.