Theo BS. Trần Ngọc Lưu – khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi đồng 2: “Nhiều cha mẹ nghe dân gian nói phải cho ban phát ra hết thì trẻ mới hết bệnh, phải giữ trẻ trong phòng kín tránh gió, tránh nước. Tất cả những điều đó không cần thiết.
Thứ nhất, trẻ khi bị bệnh cần vệ sinh thân thể sạch sẽ, hạn chế những biến chứng khác. Thứ hai, khi ở trong phòng tối đôi khi cha mẹ không quan sát được diễn biến của bệnh, nhất là có thể dẫn đến viêm loét giác mạc. Đó là những biến chứng có thể cha mẹ không phát hiện kịp dẫn đến ảnh hưởng tới thị lực của trẻ sau này”.
Nhiều cha mẹ sai lầm khi kiêng nhiều thứ lúc con mắc bệnh sởi. Nguồn ảnh: Internet. |
Cách chăm sóc cho trẻ bị bệnh sởi
Theo BS. Lưu, nếu dấu hiệu bệnh nhẹ, không có biến chứng, trẻ có thể điều trị tại nhà. Cha mẹ cần phải chú ý: Theo dõi nhiệt độ hàng ngày; Trẻ có biểu hiện: Ho, sổ mũi thì nên vệ sinh đường hô hấp của trẻ bằng nước muối sinh lý, không nên sử dụng các chế phẩm không rõ nguồn gốc; Trẻ ở nhà nên được uống nhiều nước; Khi tắm rửa cho trẻ cần tắm sạch bằng nước ấm để tránh nhiễm trùng và lở loét; Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, thức ăn dễ tiêu và giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A; Nên nằm phòng riêng (thoáng, sáng, tránh gió lùa); Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của thầy thuốc.
Đưa đến cơ sở y tế ngay khi các dấu hiệu nặng lên: Sốt cao, ho nhiều, tiêu chảy nặng… Ban sởi lặn hết mà vẫn còn sốt. Các dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt...
Làm gì để phòng ngừa bệnh sởi?
Dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi.
Rửa tay trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn.
Chích ngừa sởi. Đây là biện pháp chủ động để ngừa bệnh sởi. Trẻ được chích ngừa vắc-xin thường vào tháng thứ 9 (theo lịch chương trình tiêu chảy Quốc gia). Do miễn dịch bảo vệ của vắc-xin chỉ đạt được 90%) và với sự giảm miễn dịch dần theo thời gian, nên chích ngừa mũi thứ 2 cho trẻ < 10 tuổi. Hiện tại đã có loại vắc-xin phối hợp 3 bệnh: Sởi, Quai bị và Rubella (MMR hay Trimovax).
Theo thông tin từ bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng... |
XEM THÊM
Dịch bệnh dồn dập 'tấn công' trẻ nhỏ
Thông tin từ Viện Pasteur TPHCM ngày 27-9 cho biết, tại các tỉnh phía Nam có số ca mắc sởi liên tục tăng từ giữa ... |
Khẩn cấp dập dịch sởi
Trước tình hình dịch bệnh sởi gia tăng, hôm qua Viện Pasteur TP.HCM họp khẩn trực tuyến với 20 tỉnh phía nam để triển khai ... |
Phòng tránh bệnh sởi cho trẻ trước nguy cơ dịch đến sớm
Thời gian gần đây, các bệnh viện liên tiếp tiếp nhận và điều trị nhiều ca mắc sởi, điều này tiềm ẩn nguy cơ dịch ... |
Trẻ bị sởi nên và kiêng ăn gì để mau chóng phục hồi?
Khi trẻ bị sởi thì ngoài việc uống thuốc và kiêng cữ thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong quá trình điều ... |
Tăng cường công tác phòng chống bệnh Sởi tại các cơ sở y tế
Trước tình hình một số trẻ tại Bệnh viện Nhi đồng 2 có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Sởi, được cho là ... |
Gia tăng bệnh truyền nhiễm ở trẻ
Thời gian gần đây, số ca trẻ em bị mắc các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có chiều hướng gia ... |