Gia tăng bệnh truyền nhiễm ở trẻ

Thời gian gần đây, số ca trẻ em bị mắc các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có chiều hướng gia tăng. Theo ngành Y tế thành phố, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết đang vào cao điểm mùa mưa, thêm vào đó là việc giữ vệ sinh, ăn uống hằng ngày, tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ chưa được thực hiện tốt...
gia tang benh truyen nhiem o tre
Phòng chống các bệnh truyền nhiễm ở trẻ bằng cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.

Ghi nhận của phóng viên tại Khoa Nhiễm - Thần kinh (thuộc Bệnh viện Nhi đồng 1) cho thấy, số trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng tăng hơn so với những tháng trước. Trung bình mỗi ngày, Khoa Nhiễm - Thần kinh tiếp nhận từ 30 đến 40 trẻ bị bệnh tay chân miệng, gần gấp đôi so với trước đó. Tương tự, tại Khoa Sốt xuất huyết của bệnh viện cũng tiếp nhận hàng chục trẻ nhập viện mỗi ngày.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (Bệnh viện Nhi đồng 1), nguyên nhân tăng các bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ thời gian gần đây do thời tiết đang vào cao điểm mùa mưa, cộng với việc nhiều bậc phụ huynh chưa quan tâm đúng cách các biện pháp phòng ngừa cũng như giữ gìn vệ sinh chung cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, hiện đang là mùa tựu trường nên thời gian tới các bệnh truyền nhiễm sẽ có xu hướng tăng cao, nhất là ở nhóm trẻ mầm non.

Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TP Hồ Chí Minh, trung bình mỗi tuần thành phố có khoảng 150 trẻ nhập viện do bệnh tay chân miệng. Trong 8 tháng năm 2018, toàn thành phố có gần 2.500 ca, song những ca nhập viện chỉ là bề nổi bởi thực tế số ca mắc tay chân miệng thể nhẹ, điều trị ngoại trú cao gấp 5 lần số ca nhập viện nội trú. Như vậy, tính chung toàn thành phố có hơn 12.000 trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Cũng trong 8 tháng năm 2018, trên địa bàn thành phố ghi nhận 10.146 ca bệnh sốt xuất huyết nhập viện. Tuy vẫn còn thấp hơn 28% so với cùng kỳ năm 2017 nhưng các con số thống kê hằng tuần cho thấy, số lượng ca bệnh đang tăng lên.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, một bệnh truyền nhiễm khác là bệnh sởi cũng có dấu hiệu gia tăng. Nếu trong 7 tháng năm 2018 toàn thành phố chỉ có 4 ca bệnh sởi thì trong tháng 8 phát hiện thêm 3 ca mắc sởi. Điều đáng nói là trong số 7 trường hợp mắc sởi, đa số chưa được tiêm chủng vắc xin đầy đủ. Trước tình hình đó, Trung tâm Y tế dự phòng đã rà soát việc tiêm chủng trên địa bàn và phát hiện tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi quá thấp. Cụ thể, chỉ có hơn 61% trẻ được tiêm mũi 1 và 30% trẻ được tiêm mũi 2. Với tỷ lệ tiêm chủng này, nguy cơ bệnh sởi sẽ lây lan tại cộng đồng là rất lớn.

Trước tình hình các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi... có xu hướng gia tăng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, bác sĩ Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (thuộc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố) cho biết, trung tâm đã yêu cầu các quận, huyện chủ động hơn các biện pháp phòng chống dịch như: Kiểm soát và xử lý tốt các điểm nguy cơ sốt xuất huyết; giám sát các điểm giữ trẻ gia đình không để bệnh tay chân miệng lây lan; giám sát các ca mắc bệnh sởi...

Trong đó, đối với bệnh sởi, các quận, huyện cần tổ chức tiêm bù cho trẻ chưa được tiêm ngừa sởi. Trong trường hợp nhu cầu tiêm bù vắc xin quá cao, cần báo cáo ngay về Sở Y tế thành phố để chủ động phân phối vắc xin kịp thời, không để xảy ra tình trạng khan hiếm vắc xin sởi trên địa bàn.

XEM THÊM

gia tang benh truyen nhiem o tre Cảnh báo: Mùa tựu trường cũng là 'mùa' dịch tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có quanh năm và tăng mạnh vào khoảng thời gian từ tháng 3-5 và tháng 9-10. Thời điểm giao mùa hiện ...

gia tang benh truyen nhiem o tre Cảnh báo dịch sởi tăng đột biến tại các tỉnh phía Nam

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, đại diện sở Y tế TP.HCM cho biết, trong những ngày qua, tại bệnh viện Nhi đồng ...

gia tang benh truyen nhiem o tre Gia tăng bệnh nhân sởi biến chứng nặng

Bệnh sởi đang có xu hướng tăng tại Hà Nội trong thời gian gần đây, tuy số ca mắc mới chỉ rải rác, nhưng được ...

gia tang benh truyen nhiem o tre 4 sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Nhiều sai lầm của bố mẹ khiến bệnh tay chân miệng ở trẻ có cơ hội tiến triển nặng và dễ phát triển thành dịch.

gia tang benh truyen nhiem o tre Thủy đậu có thể biến chứng thành viêm phổi nặng, dẫn đến tử vong

Thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm lành tính song nếu bệnh nhân có nền bệnh nặng thì có thể có biến chứng viêm phổi nặng, ...

gia tang benh truyen nhiem o tre Mưa trái mùa – gia tăng bệnh truyền nhiễm

Trong dịp Tết Đinh Dậu vừa qua, tại khu vực Nam bộ, thường xuất hiện nhiều trận mưa trái mùa, khiến cho nhiều loại bệnh ...

gia tang benh truyen nhiem o tre Một số dịch, bệnh truyền nhiễm có liên quan tới biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Trong giai đoạn 2001 - 2013, diễn biến của một số bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh lây truyền qua véc-tơ dao động qua các ...

chọn
Hình ảnh cầu Liêm Chính giai đoạn 2 ở TP Phủ Lý đang xây dựng
Theo kế hoạch đến tháng 7/2025, dự án cầu Liêm Chính giai đoạn II ở TP Phủ Lý, Hà Nam sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.