7 điều liên quan đến Covid-19 đang khiến CEO của các doanh nghiệp lo lắng nhất

Suy thoái kéo dài là nỗi lo lớn nhất của các CEO khi nói về cuộc khủng hoảng do Covid-19. Bạnh đó là doanh nghiệp sẽ phá sản, tỉ lệ thất nghiệp cao của nhân viên trẻ, các cuộc tấn công mạng gia tăng phát sinh do chuyển sang làm việc từ xa...
Những điều tiềm ẩn liên quan đến Covid-19 khiến cho CEO của các doanh nghiệp lo lắng nhất - Ảnh 1.

(Ảnh: Bioreports Business).

Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), công ty Marsh & McLennan và Tập đoàn Bảo hiểm Zurich, ngoài nhận diện rủi ro thì các nhà quản lí, điều hành của các công ty cũng phải quan tâm đến khả năng công ty bị phá sản, tỉ lệ thất nghiệp cao của nhân viên trẻ, các cuộc tấn công mạng gia tăng phát sinh từ việc chuyển sang làm việc từ xa giữa đại dịch Covid-19...

Cơ quan này đã khảo sát gần 350 chuyên gia quản trị rủi ro cao cấp từ các công ty lớn trên thế giới. Theo báo cáo được công bố vào hôm thứ Ba, 2/3 trong số những người được hỏi, cho rằng suy thoái toàn cầu kéo dài là rủi ro đáng lo ngại nhất đối với công ty của họ. Báo cáo cũng chỉ ra sự gia tăng về bất bình đẳng, sự suy yếu các cam kết về khí hậu, và lạm dụng công nghệ vì những rủi ro phát sinh từ đại dịch Covid-19.

Cuộc khảo sát này được thực hiện trong hai tuần đầu tiên của tháng 4.

Những điều tiềm ẩn liên quan đến Covid-19 khiến cho CEO của các doanh nghiệp lo lắng nhất - Ảnh 2.

7 điều liên quan đến Covid-19 đang là mối lo lớn của lãnh đạo các doanh nghiệp toàn cầu. (Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới).

Các nhà hoạch định chính sách tại các quốc gia trên thế giới đang tìm mọi cách để giảm thiểu tác động của Covid-19 tới nền kinh tế: mở lại doanh nghiệp, trường học và giao thông, đồng thời hạn chế nguy cơ về đợt bùng phát dịch thứ hai - có thể buộc doanh nghiệp phải ngừng hoạt động trở lại.

Quỹ tiền tệ quốc tế cho biết hồi tháng trước, dự kiến GDP toàn cầu sẽ ở mức 3% trong năm nay, mức sụt giảm sâu nhất của nên kinh tế kể từ cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930.

Theo báo cáo của WEF, Covid-19 đã làm giảm hoạt động kinh tế, đòi hỏi phải có các gói phản ứng với hàng nghìn tỉ đô la, và có khả năng gây ra sự thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế toàn cầu ở tương lai, khi các nước lên kế hoạch phục hồi và quay trở lại.

Báo cáo chỉ ra mối quan tâm của các giám đốc điều hành về sự phá sản trên diện rộng và hợp nhất ngành. "Việc tích lũy nợ có khả năng gây nên gánh nặng cho ngân sách chính phủ, và tích lũy của doanh nghiệp trong nhiều năm... Các nền kinh tế mới nổi có nguy cơ lún sâu vào một cuộc khủng hoảng lớn hơn, trong khi các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với tiêu dùng, sản xuất và cạnh tranh ngày càng bất lợi".

IMF dự kiến nợ chính phủ ở các nền kinh tế phát triển sẽ tăng từ mức 105% trong năm 2019 lên mức 122% vào năm nay. Sự suy yếu về các vị thế tài chính ở các nền kinh tế lớn là điều lo lắng của 40% các nhà điều hành được khảo sát. Báo cáo cho thấy việc chi tiêu ngày nay có thể dẫn đến sự thắt lưng buộc bụng, hoặc gia tăng thuế.

Khi được hỏi về mối quan tâm hàng đầu của họ đối với thế giới, những người được khảo sát đã đề cập đến thất nghiệp ở mức cao, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi, và một đợt bùng phát mới của Covid-19 trên thế giới hoặc bệnh truyền nhiễm khác.

Peter Giger, Giám đốc quản trị rủi ro tại Zurich, cho biết: "Tác động của đại dịch là lâu dài, khi thất nghiệp ở mức cao sẽ ảnh hưởng đến niềm tin, tính công bằng và lợi ích của người tiêu dùng, thách thức tính hiệu quả của hệ thống bảo vệ xã hội".

Trong khi sự đoàn kết chống đại dịch Covid-19 được hình thành mang đến khả năng "xây dựng một xã hội gắn kết, hòa nhập và bình đẳng hơn", thì theo báo cáo trên, sự bất ổn xã hội phát sinh từ bất bình đẳng sẽ gia tăng, và thất nghiệp là một rủi ro mới nổi đối với các nền kinh tế toàn cầu.

Bên cạnh đó, sự gia tăng lượng nhân viên làm việc từ xa đối với những người lao động có tay nghề cao, có thể sẽ tạo ra sự mất cân bằng thị trường lao động và gia tăng chi phí đối với đa số người có khả năng linh động trong công việc. Đã có bằng chứng cho thấy những người lao động nhập cư và người có thu nhập thấp đang phải gánh chịu hậu quả kinh tế từ các biện pháp phong tỏa xã hội.

Báo cáo cũng cho biết tiến trình các cam kết về môi trường có thể bị đình trệ. Trong khi các phương thức và thái độ mới về việc đi du lịch có thể giúp làm giảm lượng carbon thấp hơn, thì những rủi ro của việc bỏ qua các tiêu chí phát triển bền vững trong nỗ lực phục hồi, hoặc quay trở lại nền kinh tế toàn cầu phát thải làm cản trở quá trình chuyển đổi sang nguồn năng lượng sạch hơn.

Báo cáo còn cảnh báo sự phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ và triển khai nhanh chóng các giải pháp mới, như truy tìm nguồn gốc người bị nhiễm virus, có thể thách thức mối quan hệ giữa công nghệ và quản trị, với những tác động lâu dài đối với xã hội từ sự ngờ vực, hoặc lạm dụng.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.