Ngày thứ Ba (20/5), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thông qua một nghị quyết, hứa hẹn đem lại sự hợp tác quốc tế trong việc cung cấp vắc-xin Covid-19 với giá phải chăng, thông qua cách hạn chế trong bằng sáng chế.
Nghị quyết không ràng buộc này được đề xuất bởi các thành viên quan trọng, bao gồm Nhật Bản và Liên minh châu Âu. Song, "anh cả" Mỹ lại không mấy vui vẻ với tuyên bố này.
Theo Nikkei Asian Review, WHO đang xem xét cơ chế cấp phép bắt buộc theo thỏa thuận của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trong đó có nêu nếu một chính phủ đang phải đối mặt với đại dịch, hoặc những trường hợp khẩn cấp khác, có thể cho phép bên thứ ba sử dụng các công nghệ được cấp bằng sáng chế, mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu bằng sáng chế. Phí giấy phép có thể được giảm xuống tối đa, chỉ còn 1 chữ số, thay vì mức phí 50% thông thường.
Những quốc gia khác đề xuất nghị quyết này bao gồm Úc, Ấn Độ, Indonesia và Hàn Quốc, với lo ngại rằng nhà sản phát triển vắc-xin Covid-19 đầu tiên – có khả năng cao là một công ty ở Mỹ, Trung Quốc hoặc các nơi khác - sẽ độc quyền thị trường thông qua bằng sáng chế của mình.
Việc đặt giá quá cao sẽ khiến các quốc gia nghèo hơn, nơi dịch bệnh có nguy cơ lây lan nhanh chóng, không thể tiếp cận được với thuốc trị. Thông qua nghị quyết, WHO đặt mục tiêu gửi gắm một thông điệp thống nhất cho cộng đồng quốc tế.
Song song với đó, Mỹ đã có nhiều động thái cố gắng dẫn dắt các nỗ lực phát triển vắc-xin không chỉ tại Mỹ, mà còn ở nhiều quốc gia khác.
Trong tháng 3, truyền thông Đức đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump tài trợ cho Curevac, đổi lấy việc Mỹ sẽ sử dụng độc quyền vắc-xin mà hãng dược phẩm này đang phát triển.
Tuy nhiên, các công ty dược phẩm sẽ đánh mất động lực phát triển các loại vắc-xin khác trong tương lai, nếu không thể thu hồi khoản tiền dành cho nghiên cứu và phát triển ban đầu. Vì vậy, việc cấp phép bắt buộc là điều cần phải được thực hiện, và nên được áp dụng một cách cẩn thận.
Cũng trong ngày hôm qua, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản - Taro Aso, đã trả lời truyền thông, rằng nhóm G7 hiện đang bắt đầu hợp tác để mang vắc-xin đến các nước đang phát triển. Và một cuộc thảo luận về việc nhóm bằng sáng chế, được quốc gia này đề xuất trong tháng 4, cũng đang được tiến hành.
Song, ngay cả khi vấn đề bằng sáng chế đã được giải quyết, thách thức tiếp theo của các nhà chức trách là làm thế nào để nhanh chóng phân phối vắc-xin Covid-19 cho toàn thế giới.
Giáo sư Atsuo Hamada, thuộc Đại học Y Khoa Tokyo, cho biết: "Thứ tự ưu tiên sẽ là cho nhân viên chăm sóc sức khỏe, và lực lượng an ninh cùng những nhân viên duy trì các chức năng xã hội".
Ngoài ra, những người có điều kiện thiếu thốn và những nhóm dễ bị tổn thương khác cũng cần được ưu tiên.
Năm 2009, vắc-xin phòng chống cúm H1N1 đã được ưu tiên tiêm trước cho trẻ em. Ngược lại, chủng virus Covid-19 mới được cho là tấn công mạnh mẽ nhất vào nhóm người lớn tuổi. Dù vậy, tranh cãi toàn cầu về việc ai sẽ được ưu tiên tiêm vắc-xin Covid-19 trước là điều khó tránh khỏi.
Với viễn cảnh số lượng vắc-xin Covid-19 thậm chí có thể sẽ không đủ, để phổ biến rộng rãi bên ngoài quốc gia của nhà phát triển ra nó, sự đoàn kết tương trợ giữa các quốc gia là yếu tố quan trọng, để hàng triệu người dân có thể chạm tay vào phương thuốc trị virus chết người này.
Tiêu dùng 15:12 | 30/07/2020
Tiêu dùng 15:39 | 15/06/2020
Kinh doanh 15:25 | 15/06/2020
Kinh doanh 07:03 | 14/06/2020
Kinh doanh 08:10 | 13/06/2020
Kinh doanh 07:56 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:46 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:19 | 13/06/2020