Mỹ và Trung Quốc đang hào phóng hơn bao giờ hết trong cuộc chạy đua vắc-xin Covid-19

Các quốc gia trên thế giới đang rót vốn đầu tư lớn vào các công ty dược để hỗ trợ phát triển và sản xuất vắc-xin Covid-19. Với tâm lí chạy đua, tự sản xuất vắc-xin một cách độc lập, riêng lẻ, họ đã vô tình xóa đi nỗ lực cùng nhau giải quyết cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc đang hào phóng hơn bao giờ hết trong cuộc đua phát triển vắc-xin Covid-19 - Ảnh 1.

Các quốc gia trên thế giới đang đầu tư lớn vào các chương trình đối phó với sự cố y tế để phát triển vắc-xin Covid-19. (Ảnh: Reuters)

Cơ quan nghiên cứu và phát triển y sinh tiên tiến Mỹ (BARDA) đã chi 1,2 tỉ đô la vào "cuộc săn lùng" các công ty dược phẩm kể từ đầu tháng 3 vừa rồi, khi đại dịch hoạt động mạnh trên khắp nước Mỹ. Văn phòng này được thành lập vào năm 2006 thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, để giúp bảo vệ quốc gia khỏi nạn khủng bố sinh học và các mối đe dọa khác.

BARDA đang đầu tư vào các loại vắc-xin và cả chuỗi cung ứng, để chúng có thể nhanh chóng được phân phối sau khi được phê duyệt. BARDA đã cam kết chi hơn 1 tỉ đô la đâu tư chung với hãng Johnson & Johnson để phát triển hơn 1 tỉ liều vắc-xin.

Công ty công nghệ sinh học Moderna đã thông báo rằng BARDA sẽ dành 483 triệu đô la cho hoạt động phát triển vắc xin tại công ty này, và sẽ mua số lượng lớn vắc-xin nếu sản xuất thành công.

Người đứng đầu Viện Nghiên cứu Quốc gia về Dị ứng và Bệnh di truyền Quốc gia Mỹ, ông Anthony Fauci, cho biết nước Mỹ đặt mục tiêu đến tháng 1/2021 phải có hàng trăm triệu liều vắc-xin Covid-19.

Tại Trung Quốc, ba công ty và viện nghiên cứu được cho là đang nhận sự hỗ trợ của chính phủ trong việc tài trợ, lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng và sản xuất các loại vắc-xin khác nhau. Đất nước cũng đã ưu tiên chứng minh tính hiệu quả về sự an toàn, cho phép việc phát triển vắc-xin được thực hiện nhanh chóng.

Một trong bộ ba công ty của Trung Quốc là Cansino Biologics, đã trở thành công ty đầu tiên trên thế giới bước vào giai đoạn hai thử nghiệm lâm sàng để đánh giá hiệu quả vắc-xin. Mục tiêu là thương mại hóa một loại vắc-xin vào cuối năm nay - kì tích có thể tăng cường quyền lực ngoại giao của Trung Quốc.

Vương quốc Anh cũng đã công bố chi 20 triệu bảng (tương đương 25,1 triệu đô la) cho Đại học Oxford để hỗ trợ cho dự án vắc-xin. Trường đại học này và Công ty AstraZeneca đã công bố hợp tác với mục đích tung ra 100 triệu liều vắc-xin vào cuối năm nay, và ưu tiên cung ứng cho Anh.

Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu cũng đã đẩy mạnh, cung cấp gói 80 triệu euro (88,1 triệu đô la) cho một nhà sản xuất vắc-xin trọng yếu của Đức, trong một nỗ lực để đảm bảo rằng công ty ưu tiên khối này hơn nước Mỹ.

Tuy vậy, EU lại thiếu một cơ quan riêng biệt về phát triển vắc-xin, điều này có thể làm chậm các nỗ lực trên.

Paul Hudson, CEO Công ty dược phẩm đa quốc gia Sanofi của Pháp, viết một bài bình luận trên trang web của tạp chí Fortune: "Hiện tại, châu Âu không có một cơ quan tương đương với BARDA. Có nghĩa là EU bị hạn chế khả năng sản xuất vắc-xin và các quốc gia chịu trách nhiệm độc lập trong việc dự trữ vật tư y tế và thuốc men. 

Điều này dẫn đến sự cạnh tranh về nguồn lực khan hiếm. Chúng tôi có thể làm tốt hơn; tôi đã kêu gọi tạo ra một BARDA châu Âu tương đương để giúp chúng tôi xây dựng năng lực khu vực".

Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y tế Nhật Bản cũng đã mở rộng hỗ trợ các hãng phát triển vắc-xin, mặc dù bị hạn chế về quy mô và phạm vi. Họ cho rằng không gì có thể đảm bảo vắc-xin do nước ngoài sản xuất có thể nhanh chóng đến được bờ biển Nhật Bản, nên quốc gia này sẽ phải giúp các nhà phát triển trong nước tăng khả năng sản xuất.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.