Johnson & Johnson sản xuất 1 tỉ liều vắc-xin phòng ngừa Covid-19 cho Mỹ

Chính phủ Mỹ đã đạt thỏa thuận với Johnson & Johnson và Moderna Inc. về việc sản xuất vắc-xin chống Covid-19. Mỹ cũng cho biết sẽ trao đổi với ít nhất hai công ty khác để chuẩn bị sản xuất lượng vắc-xin khổng lồ.
Johnson & Johnson đạt thỏa thuận 1 tỉ đô la để sản xuất lô vắc-xin phòng ngừa Covid-19 - Ảnh 1.

Johnson & Johnson, công ty Mỹ có tuổi đời hơn 130 năm, được biết đến là tập đoàn chăm sóc sức khỏe hàng đầu thứ giới. (Ảnh: HQsoft)

Các thỏa thuận này là một phần trong nỗ lực của chính phủ liên bang, nhằm khuyến khích các hãng sản xuất dược phẩm có khả năng nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng ngừa Covid-19. Hiện chưa có loại nào được kiểm nghiệm là có hiệu quả.

Mỹ cũng chưa có phương pháp điều trị hoặc vắc-xin phòng ngừa Covid-19 nào được phê chuẩn và sẵn sàng sử dụng cho đến ít nhất là năm 2021. Do vậy, vẫn phải thử nghiệm thuốc trên diện rộng trước khi áp dụng lên hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỉ người.

Vào hôm thứ 2, hãng Johnson & Johnson thông báo đã đạt được thỏa thuận trị giá 1 tỉ đô la với chính phủ Mỹ, để sản xuất hơn 1 tỉ liều vắc-xin mà họ đang thử nghiệm để chống lại dịch Covid-19. Sau khi thông tin này được đưa ra, cổ phiếu của hãng đã tăng lên 8%, tại mức 133,01 USD.

Vắc-xin ngừa Covid-19 đầu tiên của Johnson & Johnson dự kiến bắt đầu thử nghiệm lên người  vào tháng 9 năm nay, để sẵn sàng sử dụng khẩn cấp vào đầu năm 2021. Khoảng thời gian này được cho là nhanh hơn nhiều so với thời gian 18 tháng thông thường mà vắc-xin cần được thử nghiệm, phê duyệt và sản xuất.

Trước đó vào tháng 1, Johnson & Johnson cho biết họ đã nghiên cứu một loại vắc-xin để phòng Covid-19, với các công nghệ tương tự như đã từng dùng để tạo ra vắc-xin Ebola. Johnson & Johnson cũng cam kết đầu tư hơn 1 tỉ USD cùng với Cơ quan nghiên cứu và phát triển nâng cao y sinh (BARDA), một bộ phận của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, để tài trợ cho nghiên cứu vắc-xin. Nỗ lực của Johnson & Johnson sẽ được tài trợ một phần với kinh phí khoảng 420 triệu đô la từ BARDA.

Trả lời Reuters, BARDA cũng cho biết họ có kế hoạch chi một khoản kinh phí cho Moderna, để đẩy mạnh sản xuất vắc-xin Covid-19.

Trước đó, một bệnh nhân đã được tiêm vắc-xin của công ty Moderna trong một thử nghiệm giai đoạn một hồi đầu tháng này, đưa Moderna trở thành công ty tiên phong trong cuộc đua phát triển vắc-xin. Sau khi công ty này đã đạt được thỏa thuận với BARDA, giá cổ phiếu đã tăng lên 1,4%, đạt 30,48 USD.

Rick Bright, Giám đốc của BARDA, trả lời phỏng vấn qua điện thoại cho biết BARDA mới đây có kế hoạch hỗ trợ 5 hoặc 6 loại vắc-xin thử nghiệm, với hi vọng sẽ có hai hoặc ba loại thuốc thành công. 

Ông Bright chia sẻ rằng chính phủ và các công ty dược phẩm đang thực hiện một hành động chưa từng có trong tiền lệ, đó là đẩy nhanh việc sản xuất thuốc trước cả quy trình kiểm tra tính an toàn và hiệu quả, công việc thông thường phải mất tới 12 đến 18 tháng.

Rất nhiều rủi ro trong việc đẩy nhanh tiến độ sản xuất vắc-xin

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có hàng tá loại vắc-xin phòng ngừa Covid-19 đang được phát triển, nhưng vẫn chưa rõ các loại nào sau khi áp dụng lên cơ thể người có khả năng miễn dịch lâu dài đối với loại virus này hay không, hoặc vắc-xin cần cải tiến những gì để có tính bảo vệ.

Seth Berkley, giám đốc điều hành của Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) cho biết: Những gì chúng ta cần làm là cần đánh giá những loại vắc-xin có khả năng nhất và đầu tư vào nó. Nếu quyết định càng sớm thì càng có nhiều khả năng sản xuất tại chỗ, nhưng bù lại càng không tự tin về việc liệu vắc-xin có khả thi hay không.

Johnson & Johnson sản xuất 1 tỉ liều vắc-xin phòng ngừa Covid-19 cho Mỹ - Ảnh 2.

Giám đốc phụ trách khoa học dược phẩm của Johnson & Johnson, Paul Stoffels, tại trụ sở Actelion tại Allschwil, Thụy Sỹ, vào ngày 26/1/2017. (Ảnh: Arnd Wiegman/ Reuters).

Thông thường, các quyết định về việc cho lưu hành vắc-xin sẽ được đưa ra sau khi chúng hoàn thành công đoạn thử nghiệm về tính an toàn và hiệu quả. Tiến sĩ Paul Stoffels, Giám đốc phụ trách khoa học dược phẩm của Johnson & Johnson, trả lời Reuters rằng công ty bắt đầu tăng cường năng lực sản xuất ngay trước khi có tín hiệu  vắc-xin của hãng được cho phép thử nghiệm. Hãng cũng hi vọng kết quả thử nghiệm sẽ sớm đạt được vào cuối năm nay.

Giám đốc của BARDA cũng cho biết có rất nhiều rủi ro liên quan đến việc sản xuất một loại vắc-xin mới, và phát triển nó một cách nhanh chóng. "Tuy vậy, chúng ta cần hiểu rõ điều này và làm giảm thiểu rủi ro đó".

Chủng virus Covid-19 mới, bắt đầu bùng phát đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, đã lây nhiễm cho ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo thống kê từ Worldometer, Mỹ hiện có số ca nhiễm bệnh lớn nhất toàn cầu, với 164.253 ca và hơn 3.000 ca tử vong. Ổ dịch lớn nhất đang là thành phố New York với hơn 60.000 ca nhiễm bệnh. 

Tại các bệnh viện ở New York, tình trạng khan hiếm trang thiết bị vật tư y tế trầm trọng khiến thành phố này khó khăn trong việc chăm sóc những bị bệnh. Chỉ tính riêng thành phố New York đã có số người tử vong lên tới 1.342 người, tương ứng với khoảng 43% trên tổng số ca tử vong trên toàn nước Mỹ.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.