Thuốc kháng sinh cũng vô ích với những bệnh này! | |
Lạm dụng thuốc kháng sinh và những hậu quả khôn lường | |
PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng: Cứ viêm họng là uống kháng sinh - Coi chừng hại trẻ |
Báo cáo cho biết, tính đến hồi tháng 5, tổng số 51 loại kháng sinh và 11 chất sinh học, các sản phẩm y tế thường làm từ các nguồn tự nhiên đã được nghiên cứu phát triển. Đây là vấn đề rất được quan tâm bởi có khả năng việc gia tăng sức đề kháng theo cách tự nhiên sẽ là giải pháp nhanh hơn so với tiến trình sản xuất thuốc kháng sinh.
Peter Beyer, cố vấn cao cấp của Cục Y tế và Sản phẩm Y tế thiết yếu (WHO), đồng thời là tác giả của báo cáo cho biết: "Ý tưởng đưa ra là các sinh vật có thể thay thế việc sử dụng kháng sinh, điều này có thể giúp đối phó với vấn đề kháng thuốc.” Tuy nhiên, cho đến hiện tại số lượng các thuốc mới tiềm ẩn vẫn chưa đủ.
Năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố danh sách các mầm bệnh ưu tiên kháng thuốc kháng sinh. WHO đã xác định 12 "quả bom hẹn giờ" đòi hỏi sự quan tâm tức thời trước khi chúng vượt ra khỏi tầm tay. Danh sách liệt kê 12 dòng vi khuẩn đặt ra nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe con người này không có ý làm người dân sợ hãi về những loài siêu vi khuẩn mới mà nhằm gợi ý cho các nhà nghiên cứu và các công ty dược thứ họ nên tập trung ưu tiên nghiên cứu và sản xuất.
Năm 2017, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố danh sách các "mầm bệnh ưu tiên" kháng thuốc kháng sinh. (Ảnh: castanet) |
Trong số 33 loại thuốc nghiên cứu tiềm năng để điều trị các bệnh nhiễm trùng hàng đầu, chỉ có 8 loại thuốc điều trị mới. 25 loại khác là những thay đổi phù hợp từ các nhóm kháng sinh hiện có. Theo WHO, 25 loại thuốc này sẽ là những giải pháp ngắn hạn vì dự kiến vi khuẩn sẽ nhanh chóng thích nghi và chống lại các loại thuốc mới này, khi chúng chỉ được thay đổi đi phần nào.
"Thật khó để suy đoán các công ty phát triển các loại thuốc mới cụ thể như thế nào và tại sao. Nói chung, nhiều phương pháp điều trị mới không nhất thiết tạo thành những tiến bộ trong cách điều trị hiện tại”, Beyer lưu ý.
Cũng theo báo cáo, bệnh lao cần có ít nhất ba loại thuốc kháng sinh để điều trị, nhưng chỉ có 7 loại thuốc mới đang thử nghiệm lâm sàng. Chẳng bao lâu, sẽ có một sự thiếu hụt nghiêm trọng các lựa chọn điều trị cho căn bệnh này.
Điều tương tự cũng đúng đối với các mầm bệnh gram âm, (vi khuẩn Gram âm là một nhóm các loại vi khuẩn không giữ được tinh thể tím khi cho phản ứng với hoá chất thử nghiệm), có thể gây ra các ca nhiễm nặng, thậm chí dẫn tới tử vong.
Beyer giải thích vi khuẩn Gram âm có thành tế bào phức tạp hơn các loại vi khuẩn gram dương: "Điều này là khó khăn để phát triển một loại kháng sinh mới có thể xâm nhập vào thành tế bào Gram âm và ở lại bên trong vi khuẩn".
Kháng thuốc kháng sinh đang gia tăng và chúng ta đang dần ít đi các lựa chọn điều trị. (Ảnh: benhlao) |
Để giải quyết vấn đề phát triển các kháng sinh mới, Tổ chức Y tế Thế giới đã tiến hành thành lập Quan hệ Đối tác Nghiên cứu và Kháng sinh toàn cầu. Tuy nhiên, các loại thuốc mới không thể chống được mối đe dọa kháng kháng sinh. WHO cũng đang nỗ lực để cải thiện công tác phòng chống và kiểm soát nhiễm khuẩn, cùng với việc xây dựng hướng dẫn sử dụng kháng sinh có hiệu quả.
Ông Beyer cũng lưu ý: "Khi dùng kháng sinh phải có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ và sau đó tuân thủ thực hiện theo đơn thuốc đó".
Bill Hanage, giáo sư dịch tễ học tại Trường Sức khỏe Công cộng – Đại học Harvard cho biết: báo cáo mới này là một bản tóm tắt tuyệt vời và rất hữu ích về tình hình kháng sinh hiện nay. Số lượng các loại thuốc mới đang phát triển là không đủ, ông nói.
Mặc dù nguy cơ bị nhiễm trùng hoàn toàn hay kháng thuốc ở Hoa Kỳ là thấp, nhưng có khoảng 2 triệu người bị nhiễm vi khuẩn mà khó chữa trị và hơn 20.000 người chết mỗi năm vì những bệnh do vi khuẩn, virus này.
"Các bệnh nhiễm khuẩn kháng thuốc không chỉ làm quá trình chăm sóc sức khoẻ tốn kém hơn mà còn có nghĩa rằng bạn hay người thân có khả năng chết vì bệnh này ". Từ điều trị ung thư đến phẫu thuật, đều phụ thuộc vào khả năng của chúng ta trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng xảy ra trong quá trình điều trị."
(Ảnh: tintuc) |
"Trong giai đoạn từ năm 1983 đến 1987, Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ cấp giấy chứng nhận sử dụng cho 18 loại kháng sinh và từ năm 2008 đến nay gần như không có kháng sinh mới nào được tìm ra. Lịch sử sáng chế kháng sinh và quá trình phát triển của nó cho thấy tốc độ tìm ra kháng sinh mới không kịp so với mức độ gia tăng của vi khuẩn kháng thuốc.", ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết. Để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc kháng sinh, Việt Nam đã triển khai chiến lược phòng chống kháng thuốc của WHO với khẩu hiệu “Không hành động hôm nay, ngày mai không còn thuốc chữa”. |