Dịch cúm A đang lan tràn, các mẹ cẩn trọng khi con có những biểu hiện sau | |
Cảnh giác với bệnh sởi và cúm A/H1N1 trong mùa đông - xuân |
Từ khi chưa xuất hiện dịch cúm A, việc tiêm phòng cúm cho con hay không cũng đã là một trong những đề tài gây tranh cãi của các mẹ cũng như y bác sĩ.
Nên hay không nên tiêm vắc xin cúm?
Theo nguồn thông tin từ Lew Rockwell cho rằng, cảm cúm là một bệnh thông thường dễ mắc theo mùa nhất định trong năm. Nếu trẻ được chăm sóc tốt sẽ không cần tiêm phòng cúm. Bên cạnh đó, vắc xin phòng cúm có chứa một số chất phụ gia như thủy ngân, nhôm, squalene để đẩy mạnh việc sản xuất kháng thể trong cơ thể là vấn đề đáng lo ngại của các bậc cha mẹ có con nhỏ.
Trang thông tin này cũng cho hay, sử dụng quá nhiều các loại thuốc phòng ngừa cúm có thể gây ra sự biến đổi trong di chuyền, chủng cúm sẽ biến đổi thành các chủng nguy hiểm hơn.
Có nên tiêm vắc xin cúm hay không? (Ảnh Dantri) |
Tuy nhiên, cũng có nhiều luồng ý kiến cho rằng, đối tượng dễ mắc cúm nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ có nguy cơ cao gặp các biến chứng của bệnh cúm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa…
Vì thế, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) khuyến cáo nên tiêm vắc xin cúm để giúp trẻ được khỏe mạnh hơn khi sức đề kháng còn chưa hoàn thiện. Tại Anh, hàng triệu trẻ em đã được tiêm phòng một cách an toàn và thành công. Sau nhiều năm nghiên cứu, không có bằng chứng cho thất chất thimerosal (một dạng của thủy ngân) là có hại.
Điều nên biết về vắc xin cúm
Vắc xin cúm chỉ phòng được một số loại virus cúm nhất định. Tuy nhiên, mỗi mùa cúm thông thường chỉ có một số loại virus gây bệnh thường gặp. Dựa vào nghiên cứu thực tế để các cơ sở nghiên cứu, sản xuất vắc xin để phòng những loại virus cúm đó.
TS.BS Vũ Tề Đăng, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, vắc xin cúm có 2 loại, vắc xin sống giảm độc lực và vắc xin cúm bất hoạt. Loại vắc xin cúm đang được sử dụng tại Việt Nam là loại vắc xin bất hoạt. Các vắc xin cúm bất hoạt chứa các kháng nguyên của 2 chủng cúm A (H1N1,H3N2) và 1chủng cúm B theo khuyến cáo hàng năm của Tổ chức Y tế Thế giới. Vắc xin dạng dung dịch, đóng sẵn trong bơm tiêm với liều lượng 0,5ml hoặc 0,25ml. Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C. Không được để đông băng vắc xin. Nên lắc kỹ vắc xin trước khi sử dụng.
Vắc xin cúm chỉ phòng được một số loại virus cúm nhất định. (Ảnh Immunise4life) |
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ có bệnh về hô hấp hoặc tim mạch, bệnh rối loạn chuyển hóa, rối loạn chứng năng thận hoặc bị suy giảm miễn dịch thì không nên tiêm. Trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi tiêm liều 0,25ml. Nên tiêm mũi thứ 2 sau ít nhất 4 tuần cho những trẻ chưa từng tiêm vắc xin trước đó.
Theo lời khuyên của bác sĩ Vũ Tề Đăng, các mẹ nên tiêm vắc xin cúm ngay từ khi bắt đầu có vắc xin cho mùa dịch cúm mới. Ở Việt Nam, tốt nhất nên tiêm vắc xin cúm vào khoảng tháng 10 và 11 hàng năm. Tuy nhiên, vắc xin cúm vẫn có thể tiêm vào bất cứ lúc nào trong mùa cúm thông thường từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Dịch cúm A đang lan tràn. Bố mẹ nên cẩn trọng khi chăm sóc con và nhờ tư vấn của bác sĩ trước khi tiêm phòng cúm cho con. (Ảnh Vietnamnet) |
Các phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin?
Một số ít có sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ và mệt mỏi. Hiếm gặp đau dây thần kinh, rối loạn cảm giác, co giật, giảm tiểu cầu thoáng qua. Rất hiếm gặp viêm mạch máu, ảnh hưởng đến thận. Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng chống cúm, một căn bệnh nghiêm trọng và đôi khi làm chết người, nhất là trong đại dịch cúm A đang lan tràn.
Từ đầu 2017 đến nay, chưa xuất hiện cúm gia cầm trên người tại Việt Nam
Theo TS Hoàng Minh Đức - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2017 Việt Nam vẫn chưa ghi nhận ... |
TP HCM: Thờ ơ với dịch cúm A, người dân 'hồn nhiên' mua gia cầm không rõ nguồn gốc
Gia cầm không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch vẫn được bày bán tràn lan tại TP HCM. Lãnh đạo Thành phố đã phát ... |
Lối sống 23:13 | 07/02/2018
Lối sống 00:23 | 01/02/2018
Lối sống 09:30 | 31/01/2018
Lối sống 07:02 | 31/01/2018
Lối sống 05:30 | 30/01/2018
Lối sống 17:56 | 27/01/2018
Thời sự 23:00 | 20/03/2017
Thời sự 23:05 | 18/03/2017