Thông tin một bệnh nhân tử vong vì cúm A do bị suy thận giai đoạn cuối tại bệnh viện Chợ Rẫy khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt là những phụ huynh có con nhỏ. Trước tình hình diễn biến cúm A khó lường như vậy, bố mẹ cần làm gì để phòng bệnh cúm A cho con.
Cúm A/H1N1 là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Cúm A lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2009 và nhanh chóng lây lan nhanh trong cộng đồng, trở thành đại dịch vào cuối năm 2009, đầu năm 2010. Ngay sau đó, Tổ chức Y tế Thế giới WHO cảnh báo dịch ở cấp độ 6 – cấp độ cao nhất. Vào tháng 10/2010, WHO tuyên bố chấm dứt hoàn toàn đại dịch cúm A/H1N1.
Triệu chứng mắc cúm A và cách phòng tránh cúm A ở trẻ nhỏ. (Ảnh: Webmd) |
Theo Webmd, trẻ có thể nhiễm virus cúm A/H1N1 nếu tiếp xúc với bệnh nhân đã mang trong người mầm bệnh này, đặc biệt nếu người đó đang ho hoặc hắt hơi. Trẻ cũng mắc cúm A nếu cầm/ chạm vào những đồ vật mà trước đó người mắc cúm A đã cầm vào.
Triệu chứng mắc cúm A gần giống với triệu chứng của cúm mùa, bao gồm:
- Sốt (không thường xuyên)
- Ho
- Đau họng
- Sổ mũi, nghẹt mũi
- Mắt đỏ
- Đau người
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Tiêu chảy
- Nôn mửa
Để phân biệt triệu chứng của cúm A với cảm lạnh thông thường, có thể dựa vào nhiệt độ cơ thể. Nếu trẻ sốt đột ngột và nhiệt độ cao (trên 38 độ C với trẻ dưới 3 tháng tuổi và trên 38,6 độ C với trẻ 1 tuổi trở lên) và trẻ cảm thấy đau nhức toàn thân, thì nhiều khả năng đó là triệu chứng mắc cúm A/H1N1.
Ho và sổ mũi cũng là triệu chứng của cúm A. Tuy nhiên nếu trẻ chỉ có triệu chứng này trong 1 ngày và sau đó chuyển sang sốt, thì nhiều khả năng đó chỉ là cảm lạnh đơn thuần.
Phòng tránh cúm A ở trẻ em như thế nào? (Ảnh: Babycenter) |
Theo Webmd, cách phòng tránh cúm A cho trẻ nhỏ tốt nhất hiện nay là tiêm vắc xin phòng cúm. Tuy nhiên không thể tiêm vắc xin phòng cúm A cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và bà mẹ đang mang thai. Vì vậy với hai đối tượng này, quan trọng nhất là mọi người trong gia đình và người chăm sóc trẻ đều phải được chủng ngừa.
Trẻ em dưới 9 tuổi sẽ cần tiêm 2 liều chủng ngừa cúm cách nhau ít nhất 4 tuần. Trẻ em từ 10 tuổi trở lên chỉ cần tiêm 1 liều. Sẽ mất khoảng 2 tuần sau khi chủng ngừa, cơ thể mới bắt đầu xây dựng hàng rào miễn dịch với bệnh cúm A.
Với những trẻ có nguy cơ hoặc đang mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường, cần tiêm phòng cúm A càng sớm càng tốt.
Ngoài tiêm phòng, một số cách phòng tránh cúm A/H1N1 hiệu quả cho trẻ nhỏ phải kể đến như:
- Rửa tay trẻ sạch sẽ và thường xuyên.
- Không cho trẻ gần gũi hoặc tách trẻ khỏi những người đang bị cúm.
- Hạn chế cho trẻ ra ngoài, đến những nơi đông người, tiếp xúc với người lạ.
Ngay khi nghi ngờ trẻ bị cúm (cúm thông thường hoặc cúm A) cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Cũng cần gọi điện cho bác sĩ nếu trẻ có các triệu chứng sau:
- Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi và sốt 38 độ C hoặc hơn.
- Nếu trẻ 3 tháng tuổi – 3 tuổi và sốt 38,6 độ C hoặc hơn.
- Đặc biệt quấy khóc (những biện pháp dỗ dành thông thường như cho bú, bế ẵm, đung đưa đều không có tác dụng).
- Trẻ có dấu hiệu mất nước, từ chối bú mẹ, bú sữa hoặc uống nước.
- Sốt kèm phát ban.
- Triệu chứng nghiêm trọng hơn (sốt cao hơn kèm ho nặng hơn).
- Thở nhanh và thở khó.
XEM THÊM
Dịch cúm A đang lan tràn, có nên tiêm vắc xin cúm cho con?
Các mẹ có con nhỏ đang vô cùng lo lắng trước dịch cúm A đang lan tràn nhanh chóng. Một câu hỏi đặt ra là ... |
Dịch cúm A đang lan tràn, các mẹ cẩn trọng khi con có những biểu hiện sau
Khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh đột ngột kèm theo độ ẩm xuống thấp khiến trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến ... |
Thêm một ca nhiễm cúm A/H1N1 thiệt mạng tại TP.HCM
Đây là ca nhiễm cúm A/H1N1 thứ 3 tử vong tại TP.HCM và ca thứ 2 tại bệnh viện Chợ Rẫy. |
Người thứ 3 ở TP.HCM tử vong vì cúm A H1N1
Sau khi xin về nhà, người bệnh 46 tuổi mắc cúm A H1N1 đã tử vong. Đây là người thứ 3 ở TP.HCM tử vong ... |
Những điều cần hiểu đúng về cúm A/H1N1
Bệnh cúm là bệnh do virút cúm chứ không phải bệnh “cảm cúm” dân gian thông thuờng. Bệnh do virút cúm được mô tả từ thời ... |
Các triệu chứng cho thấy bạn đã mắc cúm A/H1N1
Cúm A có thể có tỷ lệ tử vong thấp nhưng nguy cơ tới sức khỏe vẫn rất lớn, trong khi đó, nhiều người vẫn ... |
Vi rút cúm A/H1N1 có thể sống ở hồ bơi khách sạn đến 4 ngày
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, vi rút cúm A/H1N1 đặc biệt sống lâu trong môi trường nước; có thể sống được ... |
‘Nhật ký’ chăm con bị nhiễm cúm A của mẹ trẻ ở Hà Nội
Ngay cả khi cầm tờ kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A, chị Thu Hà vẫn không khỏi ngỡ ngàng, bất ngờ vì ... |
Đưa trẻ đi khám bệnh cúm ở viện: 'Cẩn thận nguy cơ bị lây nhiễm chéo'
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, khi trẻ bị cúm thì cần theo dõi các biểu hiện để ... |