Điểm danh loạt nữ CEO bản lĩnh khiến cá mập 'chao đảo' tại Shark Tank Việt Nam

Bên cạnh những thương vụ xuống tay triệu đô, mô hình kinh doanh sáng tạo, điểm đáng chú ý ở chương trình Thương vụ bạc tỉ là tỉ lệ các nhà khởi nghiệp nữ giới thắng deal cực cao khi đối đầu với những cá mập lão làng.

Thương vụ bạc tỷ đã trải qua hai mùa phát sóng với 49 thương vụ nhận được cam kết đầu tư ngay trên sóng truyền hình. Trong đó, các startup có founder là nữ giới gọi vốn thành công chiếm khoảng 35% với 14 thương vụ. NGoài ra còn 6 thương vụ thành công khác đều có bóng dáng của các Co-Founder là nữ giới cùng đi gọi vốn.

Những bóng hồng từng khiến cá mập "chao đảo" thành công rực rỡ hậu Shark Tank

Lập kỷ lục được đầu tư gấp 6 lần số tiền mong muốn ban đầu, nhà sáng lập Lê Hồng Thảo Quyên của Viral Works là một trong những gương mặt gây ấn tượng cực mạnh với người theo dõi chương trình.

Điểm danh loạt nữ CEO bản lĩnh khiến cá mập chao đảo tại Shark Tank Việt Nam - Ảnh 1.

Nhà sáng lập Lê Hồng Thảo Quyên của Viral Works ban đầu chỉ mong muốn được rót 50.000 USD, nhưng đã thuyết phục được Shark Dzung và Shark Louis hợp tác đầu tư 300.000 USD.

Thông minh dùng câu chuyện thành công của Biti's để mở đầu phần giới thiệu cho mô hình kinh doanh của mình, startup nữ này đã khiến lần đầu tiên cả 5 "cá mập" lao vào cuộc  tranh giành quyết liệt. 

Ấn tượng hơn, Thảo Quyên còn xác lập kỷ lục gọi vốn thành công với số tiền gấp 6 lần mong đợi. 

Chỉ mong muốn được rót 50.000 USD khi đi gọi vốn, nhưng Thảo Quyên đã thuyết phục được Shark Dzung và Shark Louis hợp tác đầu tư 300.000 USD. Trong đó, 150.000 USD đổi lấy 15% cổ phần công ty, còn lại là khoản vay 150.000 USD chuyển đổi thành cổ phần.

 Với sự hỗ trợ của Giám đốc Quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam & Thái Lan, hiện tại, Viral Work của nữ CEO 9X này đã tròn 1 tuổi, và đang là một trong những nền tảng cung cấp giải pháp Micro-influencer Marketing hiệu quả đối với các nhãn hàng và Influencer Việt Nam.

Nổi bật trong số những thương vụ  được Shark Nguyễn Thanh Việt quyết định đầu tư là Công ty CDTS của nhà sáng lập 9X Đỗ Thị Mỹ Diệu, với sản phẩm trang phục bảo hộ lao động cao cấp. 

CDTS của Mỹ Diệu cũng trở thành vụ thẩm định nhanh kỷ lục trong Shark Tank Việt Nam,  khi được Shark Việt đầu tư ngay 5 tỉ đồng với 36% cổ phần, theo cam kết trên truyền hình. Cá mập có kinh nghiệm lâu năm trong ngành xây dựng cũng đồng ý rót thêm 5 tỉ đồng là một khoản vay ưu đãi làm vốn lưu động, nâng tổng mức đầu tư lên 10 tỉ đồng. 

Điểm danh loạt nữ CEO bản lĩnh khiến cá mập chao đảo tại Shark Tank Việt Nam - Ảnh 2.

Đỗ Thị Mỹ Diệu quyết liệt và ấn tượng khi gọi vốn cho công ty mình sáng lập, ngay lập tức nhận được số vốn 10 tỉ đồng từ Shark Nguyễn Thanh Việt.

Nói về quyết định rót vốn cho công ty của Mỹ Diệu, Shark Nguyễn Thanh Việt chia sẻ: "Ý tưởng gì thì ý tưởng, công nghệ gì thì công nghệ, yếu tố quan trọng nhất là con người". Và yếu tố mấu chốt để ông Việt quyết định đầu tư là cái tâm của một con người đầy quyết liệt, đam mê như CEO 9X Đỗ Thị Mỹ Diệu.

Một cái tên gây xôn xao về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, chính là nhà sáng lập Cathy Trần với ứng dụng thuê nhà trọ Ohana. 

Ấn tượng bởi diện mạo xinh đẹp và phong cách đàm phán "ngây thơ một cách đáng yêu", Cathy Trần lại khôn khéo khép lại màn thương thuyết bằng cái bắt tay với hai "cá mập" 8X lão luyện thương trường, là là Shark Đặng Hồng Anh và Shark Dzung Nguyễn.

Điểm danh loạt nữ CEO bản lĩnh khiến cá mập chao đảo tại Shark Tank Việt Nam - Ảnh 3.

Cathy Trần gây chú ý khi đi gọi vốn cho startup của mình với diện mạo xinh đẹp.

Sau gọi vốn thành công, Cathy đã tiếp tục chứng minh sự đam mê và trách nhiệm của mình đến cộng đồng trẻ, người đi thuê và người cho thuê nhà, bằng nỗ lực tập trung vào việc cải thiện sản phẩm và dịch vụ. 

Cô bạn trẻ dành 100% thời gian của mình để xoay sở với team trong quy trình vận hành lẫn giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh trong quá trình tác nghiệp. Cathy trở thành gương mặt truyền cảm hứng được chào đón cho các show truyền hình khởi nghiệp.

Nói về độ xinh đẹp và thuyết trình thông minh, không thể không nhắc đến nhà sáng lập của thương hiệu đồ ngủ cao cấp Emwear – Thùy Trang. 

Điểm danh loạt nữ CEO bản lĩnh khiến cá mập chao đảo tại Shark Tank Việt Nam - Ảnh 4.

Thùy Trang gây ấn tượng bởi phong thái tự tin, nói năng lưu loát, được cả 4 cá mập săn đón.

Chỉ gọi 1 tỉ đồng, nhưng được đầu tư hẳn 2 tỉ, Thùy Trang gây ấn tượng bởi phong thái tự tin, nói năng lưu loát. Dù được cả 4 Shark "săn đón" đầu tư, nhưng cô đã chọn shark Vương để gửi gắm ước mơ mở rộng kinh doanh của mình.

Sau gọi vốn, nhiều ý kiến cho rằng Thùy Trang chỉ gặp may mắn, vì mô hình kinh doanh của cô không có gì mới. Nhưng Shark Vương lại có ý kiến trái ngược. 

"Ngành này không phải ngành tôi đầu tư, nhưng tố chất nghiệp chủ của startup này đã khiến không chỉ tôi mà hầu hết các Shark đều nhìn thấy cơ hội", Shark Vương nói.

 Cũng vì vậy mà cá mập này quyết định đầu tư 2 tỉ đổi lấy 25% cổ phần, gấp đôi số tiền Thùy Trang mong muốn ban đầu. Hiện thương hiệu đồ ngủ cao cấp của Trang đã được mở rộng sang thị trường Hà Nội.

Thành công bằng quyết liệt và khác biệt 

Là một trong những startup độc đáo khi chọn khởi nghiệp ở Nhật Bản, mô hình bất động sản Tokai cũng thu hút nhiều khán giả quan tâm. 

Sự quan tâm của cộng đồng càng đẩy lên cao, khi nhà sáng lập Hà Cảnh thuyết phục được Shark Việt rót 12 tỉ đổi 51% cổ phần, kèm theo điều kiện nhà đầu tư phải được cấp phép kinh doanh tại Nhật. 

Điểm danh loạt nữ CEO bản lĩnh khiến cá mập chao đảo tại Shark Tank Việt Nam - Ảnh 5.

CEO Hà Cảnh với phương châm luôn nhìn sự việc tích cực, lạc quan, làm việc với đam mê, tập trung hết sức vào công việc mình đang theo đuổi, thì sẽ có hiệu quả.

 Sau khi lên sóng Shark Tank, mô hình "nhà ma" của Tokai thực sự gây bão mạng, khi nhận nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người hoài nghi khả năng thành công của dự án táo bạo, nhưng nữ CEO 8X vẫn rất bản lĩnh. 

Cô chia sẻ quan điểm: "Không có con đường nào trải đầy hoa hồng, nhất là với những người bắt đầu khởi nghiệp. Nhưng với tôi, khó khăn chính là nguồn động lực mạnh mẽ giúp mình luôn phải cố gắng và phấn đấu hơn nữa. Hãy luôn nhìn sự việc theo hướng tích cực, lạc quan, làm với một niềm đam mê, tập trung hết sức có thể vào công việc mình đang theo đuổi, thì chắc chắn sẽ có hiệu quả".

Pema chắc hẳn là thương vụ gây bất ngờ nhất tại Shark Tank mùa 2, khi nhà sáng lập Thanh Hoài chấp nhận bán 80% cổ phần chỉ để đổi lấy 4 tỷ đồng. 

Điểm danh loạt nữ CEO bản lĩnh khiến cá mập chao đảo tại Shark Tank Việt Nam - Ảnh 6.

Cựu giáo viên gây bất ngờ khi chấp nhận bán đi 80% cổ phần với mong muốn xây dựng một thương hiệu nhà hàng chay đúng tầm.

Tuy nhiên, vì mong ước xây dựng được một thương hiệu nhà hàng chay tới tầm, nên  Thanh Hoài cho biết mình rất hài lòng khi được bắt tay với Shark Thủy. 

Nữ startup cho hay phần trăm cổ phần với cô không quan trọng. Tâm huyết đưa tên tuổi Pema ngày càng vươn xa mới là tâm nguyện của cựu giáo viên Yên Bái. 

Hiện với sự hỗ trợ của Shark Thủy, không chỉ dừng ở Yên Bái, nhà hàng chay Pema đã có mặt tại Thái Nguyên, và khẳng định tương lai không xa sẽ phủ khắp các tỉnh thành khác trên cả nước.

Kết thúc màn gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam mùa 1, Hoa hậu thể thao Nguyễn Thị Quỳnh được Shark Phú cam kết rót 3 tỉ đồng đổi lấy 40% cổ phần La Vita, kèm điều kiện nếu thất bại, cô hoa hậu xinh đẹp phải về làm cho Sunhouse. 

Điểm danh loạt nữ CEO bản lĩnh khiến cá mập chao đảo tại Shark Tank Việt Nam - Ảnh 7.

Hoa hậu thể thao Nguyễn Thị Quỳnh bất ngờ từ chối đề nghị rót vốn từ Shark Phú, dù thương vụ thành công và đi đến phần hoạch định lộ trình đầu tư.

Tuy nhiên, sau sinh nhật 1 tuổi của Lavita, nữ Founder bất ngờ chia sẻ đã từ chối đề nghị rót vốn từ Shark Phú, dù thương vụ thành công và đi đến phần hoạch định lộ trình đầu tư. 

 Sau khi từ chối vốn, CEO của La Vita Bakety đã bắt đầu hành trình tìm kiếm giá trị riêng cho sản phẩm bánh Tây Âu của mình. Hiện doanh thu của Lavita năm 2018 đã đạt gần 4 tỉ đồng. Hiện mỗi ngày có thể đạt đến 30 triệu đồng.

Bóng dáng của người mẹ, người chị sau thành công 

Tại mùa Shark Tank đầu tiên, chàng du học sinh Trần Tâm Phương cùng mẹ là bà Trần Thị Thúy Loan và Co-founder Nguyễn Thị Tuyết đã khiến không ít khán giả ấn tượng, khi mang đến mô hình khởi nghiệp kinh doanh các sản phẩm truyền thống dân tộc, mà mặt hàng chủ đạo là dấm gạo và hồ tiêu muối. 

Điểm danh loạt nữ CEO bản lĩnh khiến cá mập chao đảo tại Shark Tank Việt Nam - Ảnh 8.

Đằng sau một thương vụ thành công có bóng dáng của người mẹ, người chị.

Câu chuyện gây xúc động cho người xem về những năm tháng mải miết mưu sinh của bố mẹ, startup Trần Tâm Phương với dự án Dấm gạo Thủy Tâm đã chinh phục "cá mập" Nguyễn Xuân Phú. 

Chủ tịch Sunhouse từng chia sẻ quyết định đầu tư cho Vietferm không đơn thuần khởi nguồn từ việc nhìn thấy tiềm năng của mô hình và tâm huyết với các sản phẩm ngành nghề truyền thống của dân tộc, mà hình ảnh Tâm Phương cùng mẹ đến gọi vốn trong chương trình khiến ông gợi nhớ về hình ảnh người mẹ năm xưa.

Một "ca" cũng nhận được 15 tỉ đồng từ nhà đầu tư Nguyễn Ngọc Thủy, là cặp chị em Thu Thủy – Anh Tuấn với sản phẩm Soya Garden. 

Dự án chỉ được rót vốn vào phút 89, nhưng hiện Soya đã có bước phát triển đáng kinh ngạc, với hàng loạt chuỗi hệ thống tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ninh, TP HCM…

Cú gọi vốn đặc biệt của startup "tài không đợi tuổi" tại sân chơi Shark Tank từng gây nên làn sóng tranh cãi dữ dội của các bậc phụ huynh, về việc quản lí tài chính của con trẻ. Chỉ mới 11 tuổi, bé Bống Bảo Ngọc đã mạnh dạn đi gặp gỡ các "cá mập". 

Không chỉ nhân vật chính Bảo Ngọc gây ấn tượng vì khả năng thuyết lưu loát, mà quan điểm giáo dục giúp con tự lập tự sớm của mẹ cô bé cũng trở thành nguyên nhân chính giúp thương vụ thành công. 

Thúy An và giấc mơ về cà phê kịch số 1 Hà Nội, muốn gọi vốn tại Shark TankThúy An và giấc mơ về cà phê kịch số 1 Hà Nội, muốn gọi vốn tại Shark Tank Shark Tank Việt Nam: Nữ Start-up 9x "ngây thơ" được hai Shark 8x lập "liên minh" đầu tưShark Tank Việt Nam: Nữ Start-up 9x 'ngây thơ' được hai Shark 8x lập 'liên minh' đầu tư Shark Tank Việt Nam: Pema - Nhà hàng chay Tây Tạng gọi vốn thành công 3 tỷShark Tank Việt Nam: Pema - Nhà hàng chay Tây Tạng gọi vốn thành công 3 tỷ
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.