Cụ thể, tại mùa đầu tiên, chàng du học sinh Trần Tâm Phương cùng mẹ là bà Trần Thị Thúy Loan và Co-founder Nguyễn Thị Tuyết đã khiến không ít khán giả ấn tượng khi mang đến Shark Tank mô hình khởi nghiệp kinh doanh các sản phẩm truyền thống dân tộc.
Bắt đầu với câu chuyện gây xúc động cho người xem về những năm tháng mải miết mưu sinh của bố mẹ, startup Trần Tâm Phương với dự án Dấm gạo Thủy Tâm đã mang đến những xúc cảm rưng rưng khi kể lại niềm say mê về sản phẩm Dấm gạo của người mẹ tần tảo
Đã nuôi lớn chàng trai qua những tháng năm gian khó và cũng chính nó đã kéo chàng trai trẻ ấy quay về quê hương để nung nấu quyết tâm tiếp nối truyền thống gia đình.
Hàng du học sinh Trần Tâm Phương cùng mẹ là bà Trần Thị Thúy Loan và Co-founder Nguyễn Thị Tuyết đã khiến không ít khán giả ấn tượng khi mang đến Shark Tank mô hình khởi nghiệp kinh doanh các sản phẩm truyền thống dân tộc |
Tâm Phương gặp gỡ các nhà đầu tư bằng lời mời đầu tư 3 tỷ đồng cho 15% vốn để “công nghiệp hóa” mô hình sản xuất gia đình.
Sự giằng co “trả giá” chỉ thực sự dừng lại khi các “nhà đàm phán” gặp nhau ở mức đầu tư 4 tỷ đồng cho 36% cổ phần.
Một cái kết đẹp cho cả đôi bên và cũng đủ làm hài lòng người xem khi startup này không hề tỏ ra “lép vế”.
Thậm chí còn nhanh chóng nắm bắt ý định của “cá mập” về khả năng “chịu chi”! Và cam kết đầu tư tại mùa 1 bây giờ đã thành hiện thực khi SUNHOUSE và Vietferm đang tiến hành hoàn tất các thủ tục hoạt động thẩm tra doanh nghiệp.
Trong quá trình khảo sát, thẩm định sâu mô hình của chàng CEO Tâm Phương, ông chủ SUNHOUSE cũng nhận thấy Vietferm vẫn đang là một mô hình kinh doanh hộ gia đình cá thể như cách đây 30 năm trước.
Như đã cam kết tại mùa 1, vị “cá mập” đã thực hiện lời hứa hỗ trợ Vietferm đất để xây nhà xưởng mới |
Chủ tịch SUNHOUSE cũng nêu rõ khoản tiền đầu tư vào Dấm gạo Thủy Tâm sẽ được dùng cho các khoản gồm đầu tư máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và công nợ để mở rộng thị trường.
Ngoài ra Shark Phú cũng đặt kì vọng Vietferm sẽ biết “cân đo đong đếm” được bài toán con người, giúp đẩy mạnh tối đa năng suất sản xuất, nhằm nâng mức doanh số lên gấp đôi, từ 200 triệu lên 400 triệu.
Đặc biệt, như đã cam kết tại mùa 1, vị “cá mập” đã thực hiện lời hứa hỗ trợ Vietferm đất để xây nhà xưởng mới.
Với hệ thống phân phối sản phẩm, hệ thống bán lẻ lớn của SUNHOUSE, Tâm Phương còn được Shark Phú giúp đỡ nhiệt tình trong việc đưa các mặt hàng của Dấm gạo Thủy Tâm đến với đông đảo người dùng.
Ông kỳ vọng trong vòng 6 tháng tới, nhà xưởng sẽ được hoàn thành, để Vietferm có thể đạt mục tiêu 100 tỷ doanh thu trong 3 năm.
Ngoài ra, startup không được dùng vốn để giải quyết các chi phí kinh doanh như trả lương. Shark Phú nhấn mạnh nguyên tắc tiền lương phải được hoạch toán trong bài toán kinh doanh.
Shark Phú chia sẻ: “mẹ tôi cũng là người rất bươn chải, phải làm đủ nghề, tìm mọi cách để kiếm tiền nuôi con”.
Vì thế khi quyết định đầu tư cho Vietferm không đơn thuần khởi nguồn từ việc nhìn thấy tìm năng của mô hình startup Dấm gạo Thủy Tâm và tâm huyết với các sản phẩm ngành nghề truyền thống của dân tộc.
Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ: Bán chuối chiên gọi vốn thành công
Trong tập 5 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, anh Phạm Như Cần đến từ công ty ... |
Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ: Chàng trai khởi nghiệp thất bại không dưới mười lần kêu gọi 116 tỷ đồng
Trong tập 5 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, anh Trần Khiêm, Giám đốc điều hành Smartlog ... |
Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ: Doanh số bằng 0, gọi vốn thành công 12 tỷ đồng
Trong tập 5 của chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2, chị Hà Cảnh, Founder Tokai kêu gọi thành ... |
Shark Tank Việt Nam – Tập 4: Nhà khoa học bất đắc dĩ gọi vốn thành công dự án ‘đầu tư một lần, tiết kiệm mãi mãi’
Trong tập 4 của chương trình Shark Tank Việt Nam, ông Nguyễn Văn Khoẻ - “Nhà khoa học bất đắc dĩ”, sáng lập Doanh nghiệp ... |