Diễn biến mới nhất dịch tả lợn Châu Phi hoành hành ở Thừa Thiên - Huế

Đến ngày 30/5, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế tăng thêm 12 xã xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi, nâng tổng số xã, phường mắc dịch bệnh này lên đến 58.

Ngày 1/6, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin, UBND tỉnh này vừa tổ chức buổi cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí về diễn biến dịch tả lợn Châu Phi.

Cụ thể, tính đến ngày 30/5, dịch tả lợn Châu Phi đang xảy ra trên đàn lợn của 530 hộ chăn nuôi, 367 thôn, 54 xã thuộc 8 huyện, thị xã, thành phố gồm Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, Hương Trà, Hương Thủy và TP Huế.

Diễn biến mới nhất dịch tả lợn Châu Phi hoành hành ở Thừa Thiên - Huế - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng rải vôi bột để khống chế dịch tại thị xã Hương Trà. (Ảnh: N.M).

Tổng số lợn mắc bệnh và đã tiêu hủy là 2.147 con với tổng trọng lượng tiêu hủy là 114.070 kg.

Cụ thể, huyện Phú Vang có 17 xã, tiêu hủy 967 con (Phú Mậu chưa báo cáo); Hương Thủy có 12 xã, tiêu hủy 443 con (Phú Sơn, Thủy Vân chưa báo cáo); Quảng Điền có 8 xã, tiêu hủy 366 con; Hương Trà có 6 xã, tiêu hủy 141 con; Phong Điền có 2 xã, tiêu hủy 97 con; TP Huế có 3 phường, tiêu hủy 57 con; Phú Lộc có 5 xã, tiêu hủy 50 con; A Lưới có 1 xã, tiêu hủy 14 con.

Ngoài ra, các xã đang chờ kết quả xét nghiệm gồm Hương Hồ (thị xã Hương Trà), thị trấn Phú Lộc, Lộc Tiến (huyện Phú Lộc).

Trong khi đó, xã Phong Sơn (huyện Phong Điền) có 3 hộ ở 3 thôn xuất hiện dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh và đã được công bố hết dịch (tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy ở xã Phong Sơn là 103 con với trọng lượng là 7.950kg).

Hiện nay, các cấp, các ngành đang quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống, khống chế dịch.

Cụ thể là đã phát 50.000 tờ rơi và cam kết thực hiện 5 không; cấp 30.029 lít hóa chất, hơn 200 tấn vôi; lập 47 chốt để chốt chặn, kiểm soát vận chuyển lợn và sản phẩm lợn ra vào vùng dịch.

Đáng chú ý, hiện nay, ở thị xã Hương Thủy có 12/12 xã, phường nhiễm dịch bệnh tả lợn châu Phi.

Ông Nguyễn Khai, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thị xã Hương Thủy cho biết, tính đến ngày 30/5, các địa phương đã sử dụng 20 tấn vôi bột, 10 tấn vôi và 2.500 lít hóa chất được thị xã hỗ trợ xử lý.

"Hiện Trung tâm còn dự trữ 700-800 lít hóa chất, ngoài cắm biển báo, mỗi xã, phường thành lập ít nhất 2 chốt chặn để kiểm tra, không cho vận chuyển lợn ra vào vùng có dịch, Trung tâm tiếp tục đề nghị các địa phương tăng cường rắc vôi, phun thuốc tiêu độc, khử trùng", ông Khai cho biết thêm.

Trong khi đó, theo thống kê, hiện nay, TP Huế có trên 3.000 con lợn được chăn nuôi theo mô hình hộ gia đình, riêng phường An Tây nhiều nhất với 79 hộ chăn nuôi với trên 1.000 con. 

Để khống chế ổ dịch và ngăn chặn dịch bệnh lây lan, từ đầu tháng 5 đến nay, các địa phương đã triển khai phun hóa chất, rải vôi tại các hộ chăn nuôi, cung cấp vật tư và hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện phun thuốc, rải vôi chuồng trại 2 lần/tuần.

Ông Đồng Sỹ Toàn, Trưởng phòng Kinh tế TP Huế thông tin, với mức độ lây lan nhanh như hiện nay, thành phố đã chủ động ngăn chặn dịch bệnh bằng nhiều biện pháp, trong đó, nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn nhập lậu và không rõ nguồn gốc; tăng cường công tác phòng bệnh.

Đồng thời, tổ chức cấp phát thuốc đến từng hộ nuôi và hướng dẫn các hộ nuôi thực hiện tiêu độc khử trung khu vực xung quanh chuồng trại nhằm hạn chế tối đa số lợn nhiễm bệnh và lây lan cho các khu vực xung quanh.

Được biết, tổng đàn lợn hiện nay ở Thừa Thiên - Huế là khoảng 159.850 con, với 19.096 hộ chăn nuôi lợn, trong đó, có khoảng 1.400 trang trại, gia trại chăn nuôi.

chọn
Chuyên gia: Vàng tăng mạnh nhưng cũng không là gì so với đà tăng của giá bất động sản
TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết từ năm 1990 đến nay, giá vàng tại Việt Nam tăng khoảng 30 lần nhưng giá bất động sản đã tăng khoảng 100 – 400 lần.