Diện mạo cô gái trẻ thay đổi chỉ sau 8 tháng niềng răng

Mới bắt đầu niềng răng từ tháng 8/2017, đến nay mới được 8 tháng nhưng hàm răng và tổng thể khuôn mặt của cô sinh viên năm cuối ở Hà Nội đã có những thay đổi rõ rệt.
 
dien mao co gai tre thay doi chi sau 8 thang nieng rang Kiên trì niềng răng suốt 4 năm, 9X Kiên Giang có nụ cười rạng rỡ không thua gì hot girl

Nguyễn Thu Thủy (21 tuổi) hiện là sinh viên năm cuối của một trường Đại học tại Hà Nội. Trước đây tình trạng răng của Thủy khấp khểnh, hơi hô, khớp cắn lệch khiến cô gái trẻ cảm thấy tự ti khi giao tiếp với mọi người. Thủy cũng hạn chế cười vì khi cười miệng bị lệch do răng mất cân đối.

dien mao co gai tre thay doi chi sau 8 thang nieng rang
Thủy trước khi niềng răng và sau khi niềng răng được 8 tháng.

Sau khi tình cờ xem bức hình của một người bạn sau khi niềng răng, Thủy suy nghĩ đến việc niềng răng và thuyết phục bố mẹ. Mẹ Thủy đồng ý ngay vì ngay từ nhỏ mẹ đã khuyên con gái đi niềng, nhưng do thời điểm đó Thủy chưa nhận thức được việc làm đẹp cho bản thân, lại sợ đau nên từ chối không làm.

Tháng 8/2017, Thủy niềng răng mắc cài kim loại, tổng chi phí cả đeo hàm duy trì hết khoảng 40 triệu đồng. Chị Thủy cho biết chi phí này khác nhau tùy từng nha khoa, dao động từ 15-35 triệu đồng. Theo kinh nghiệm của cô gái trẻ, nên lựa chọn nha khoa uy tín, tránh tình trạng bị làm hỏng và phải đi nha khoa khác sửa lại.

Thủy cho biết thêm, trước khi niềng nên vệ sinh răng miệng thật kĩ, lấy cao răng. Sau khi niềng răng, tránh ăn những đồ ăn cứng, dai, nên ăn những thức ăn mềm, đã ninh nhừ và cắt nhỏ. Như vậy sẽ không ảnh hưởng đến quá trình chạy của răng và quá trình niềng răng đạt hiệu quả nhanh hơn.

Trong quá trình niềng, cần lưu ý về vệ sinh răng miệng như sau:

- Vệ sinh răng miệng ngay sau khi ăn (đánh răng và súc miệng bằng nước muối)

- Sử dụng những công cụ vệ sinh răng miệng như: tăm nước, tăm chỉ, bàn chải kẽ

- Hạn chế sử dụng tăm tre

dien mao co gai tre thay doi chi sau 8 thang nieng rang
Thủy cho biết nếu không chuẩn bị kỹ tâm lý và tài chính thì rất dễ bỏ cuộc khi niềng răng.

Thủy cho biết nếu không chuẩn bị kỹ tâm lý và tài chính thì rất dễ bỏ cuộc khi niềng răng. Cô cho biết thời gian đầu niềng răng là thời gian khó khăn nhất. Thủy phải nhổ 4 răng 4. Những cơn đau do nhổ răng khiến Thủy thật sự nản, và từng nghĩ: "biết đau thế này thà cứ để xấu như thế cho xong, ngay cả ăn cháo cũng không ăn nổi”.

“Thời gian đầu cứ 1 tuần mình đi chỉnh nha 1 lần, mỗi lần chỉnh nha là ăn cháo khoảng 2-3 hôm, đau do lực kéo của chun, ngứa chân răng do răng chạy. Có những đêm không thể ngủ được vì đau. Không ăn được sẽ đi kèm với sút cân và hóp má, hóp thái dương. 1 tháng đầu mình sút mất 3 kg”, Thủy nhớ lại thời gian đầu khi mới niềng răng.

dien mao co gai tre thay doi chi sau 8 thang nieng rang
Diện mạo cô gái trẻ thay đổi rõ rệt chỉ sau 8 tháng niềng răng.

“Lúc mới đeo niềng, cảm giác vướng cộm ở trong miệng, ngại cười, nhưng khi đeo được 2 tháng mình cảm thấy quen dần với chiếc niềng. Bác sĩ bảo mình phải đeo niềng trong 2 năm nhưng cho đến bây giờ mình cảm thấy nó như 1 người bạn thân thiết. Mình không còn mặc cảm tự ti nữa, ngay cả ở chỗ đông người hoặc khi chụp ảnh mình đều luôn cười”, Thủy thẳng thắn nói.

Những ai nên niềng răng?

Trao đổi với Zing, TS Phạm Như Hải, Trưởng khoa Răng - Hàm - Mặt, Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba cho biết niềng răng là giải pháp lý tưởng của nhiều người trong các trường hợp:

- Bị sai lệch hoặc có nguy cơ sai lệch khớp cắn

- Người mắc các bệnh lý hay tai biến do sai khớp cắn

- Xương hàm gây ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ

Về nguyên tắc, niềng răng sẽ giúp hàm răng, khuôn mặt đẹp hơn, ăn nhai tốt hơn. Tuy nhiên, việc này chỉ nên thực hiện khi thực sự cần thiết. Bởi niềng răng chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người, hoàn toàn không phải là liệu pháp làm cho răng chắc khỏe hơn như các phương pháp điều trị nha khoa khác.

Ai không nên niềng răng?

- Những bệnh nhân đang bị bệnh toàn thân nặng, đặc biệt các bệnh nhiễm trùng nặng, bệnh về máu tuyệt đối không được niềng răng.

Ngoài ra, đây không phải là giải pháp thích hợp cho những bệnh nhân tâm thần, người đang bị viêm quanh răng tiến triển.

Niềng răng nguy hiểm thế nào?

Người niềng răng còn phải đối mặt với nhiều vấn đề từ rủi ro khi thực hiện sai cách:

- Nguy cơ chết tủy do niềng răng sai cách

- Có thể làm mặt biến dạng

- Chế độ chăm sóc răng cầu kỳ

- Răng rụng sớm hơn

Anh Đào

Ảnh: NVCC

chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.