Diễn viên Trung Dũng có lý khi chê phim lồng tiếng?

Mới đây, diễn viên Trung Dũng có những phát ngôn thẳng thắn về vấn đề lồng tiếng phim truyền hình hiện nay. Trong khi nhiều nghệ sĩ lồng tiếng phim truyền hình cho rằng phát ngôn của nam diễn viên là phiến diện, phủ nhận công sức của họ thì nhiều khán giả ủng hộ quan điểm của Trung Dũng.

dien vien trung dung co ly khi che phim long tieng

Trung Dũng chê phim lồng tiếng dở, các nghệ sĩ bức xúc: 'Nói bạc bẽo'

Lồng tiếng là cả một nghệ thuật

Trong một bài trả lời phỏng vấn báo chí về bộ phim “Gạo nếp gạo tẻ” đang thu hút khán giả, diễn viên Trung Dũng khẳng định việc thu tiếng trực tiếp đã góp phần làm nên thành công của bộ phim này, đồng thời tỏ ý chê những phim được lồng tiếng.

“Thực ra, xem phim mà lồng tiếng chán lắm. Dũng vẫn thích phim thu tiếng trực tiếp, vì mình biết được khả năng của diễn viên như thế nào, mình nghe được cái thổn thức của diễn viên. Gạo nếp gạo tẻ thành công một phần là nhờ phim thu tiếng trực tiếp. Nếu lồng tiếng thì chắc chắn sẽ không có hiệu ứng và thành quả tốt như vậy”, anh nói.

dien vien trung dung co ly khi che phim long tieng
Diễn viên Trung Dũng. Ảnh: TL

Ngay sau lời chia sẻ của nam diễn viên, một số diễn viên lồng tiếng bày tỏ sự bức xúc. Diễn viên lồng tiếng Đinh Thường Vượng chia sẻ: “Từng câu từng chữ của anh Trung Dũng như cứa vào tim tôi. Thực tế cho thấy có nhiều vai diễn được cứu nhờ diễn viên lồng tiếng. Thậm chí, nhiều khán giả đã nhận xét diễn xuất của anh trong “Gạo nếp gạo tẻ” quá xuất thần nhưng giá như anh làm chủ được giọng nói của mình thì vai diễn sẽ trọn vẹn hơn rất nhiều. Vậy mà anh nỡ lòng nào nói “xem phim lồng tiếng chán lắm, không ai có thể lồng được cho anh và Thuý Ngân...”. Nói vậy có bạc bẽo quá không khi anh đã đóng nhiều phim và cũng được lồng tiếng rất nhiều?”.

Trái ngược với những ý kiến chỉ trích, một số đồng nghiệp của diễn viên Trung Dũng cho rằng, không hẳn ý kiến anh trao đổi là phiến diện nhưng cần xem xét một cách đa chiều. Cụ thể, nhiều nghệ sĩ cho rằng nếu tất cả diễn viên đều tự thu tiếng chưa chắc khán giả đã chịu xem phim. Ngay đến diễn viên trẻ nhiều triển vọng là Nhã Phương cũng không thể tự lồng tiếng do nói bị dính chữ.

“Vấn đề ở đây là nếu có tài năng thì sẽ lồng tiếng hay, không tài năng thì lồng tiếng dở. Lồng tiếng là một nghề nghiêm túc, có cống hiến cao cho điện ảnh. Thời kỳ phim màn ảnh rộng hay những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, hầu hết các đạo diễn khi chọn diễn viên là chọn luôn người lồng tiếng.

Khán giả từng xem bộ phim “Thời xa vắng” của đạo diễn Hồ Quang Minh hẳn sẽ khó quên giọng nói như hỏng dây thanh của diễn viên thủ vai Giang Minh Sài. Chất giọng ấy từng bị coi là “cấm kỵ” trong lĩnh vực phim - kịch nhưng với quan điểm nghệ thuật vững vàng của đạo diễn ông đã tạo cho nhân vật một ấn tượng đặc biệt.

Họa sĩ Ngô Thế Quân là người được chọn đóng vai này vì chính giọng nói chứ không phải khả năng diễn xuất bởi anh không phải diễn viên chuyên nghiệp, chưa từng đóng phim nào trước và sau “Thời xa vắng”.

Thời kỳ dòng phim “mì ăn liền” lên ngôi, lồng tiếng cho diễn viên Việt thường là nghệ sĩ Kim Phụng. Chất giọng của nữ nghệ sĩ này thầm lặng làm nên một phần hào quang trong sự nghiệp của Việt Trinh”, một nghệ sĩ đưa ra bình luận.

Người được mệnh danh là “quái kiệt lồng tiếng” - nghệ sĩ Bùi Huy Hồ cho biết, chất lượng lồng tiếng phim Việt Nam giảm sút một phần do kinh phí thấp và không có đạo diễn. Chúng tôi liên hệ với diễn viên Trung Dũng thì anh bày tỏ quan điểm không muốn bình luận sâu về phát ngôn của cá nhân bởi hiện tại có nhiều công việc chưa giải quyết.

Với tư cách của một người từng lồng tiếng cho Trung Dũng trong nhiều phim truyền hình, diễn viên Trọng Hiếu tỏ ra không hài lòng với phát ngôn của đồng nghiệp. Trên trang cá nhân Facebook, anh tuyên bố sẽ không bao giờ nhận lời lồng tiếng cho diễn viên Trung Dũng thêm một lần nào nữa.

Nhiều phim thành “thảm họa” vì lồng tiếng!

Trong khi nền điện ảnh của nhiều nước trong khu vực đã nói không với lồng tiếng thì phim Việt đa số vẫn sử dụng phương pháp này. Thực tế, không phải ê-kíp phim nào cũng có điều kiện áp dụng công nghệ thu tiếng đồng bộ. Vì thế, nhiều phim được đầu tư công phu nhưng vẫn khiến khán giả có cảm giác như “vướng sạn” vì lồng tiếng chưa chuẩn.

Phim “Thương nhớ ở ai” của đạo diễn Lưu Trọng Ninh là một ví dụ. Rất nhiều đoạn phim gây khó chịu với khán giả vì lời thoại lồng tiếng không khớp khẩu hình của nhiều nhân vật. Đặc biệt, phần lồng tiếng cho nhân vật Vạn của Lâm Vissay khá bất ổn. Anh vốn một diễn viên Việt kiều lớn lên ở Đức, không sõi tiếng Việt dẫn đến nhiều phân cảnh tiếng thì to rõ nhân vật lại chỉ mấp máy môi.

Gần nhất, bộ phim “Tình khúc bạch dương” cũng khiến khán giả phải tụt hứng vì khâu lồng tiếng. Sự lệch pha giữa khẩu hình và lời thoại khiến cho bộ phim giảm bớt tính chân thực. Không chỉ nan giải ở câu chuyện lồng tiếng, phim Việt còn chịu áp lực ở cả những phim thu tiếng trực tiếp.

Cụ thể, các bộ phim bây giờ thường casting diễn viên trên cả nước nên khó tránh khỏi diễn viên nói giọng Bắc - Trung - Nam khác nhau. Một số bộ phim còn phải sửa cả kịch bản để hợp lý hoá cho giọng diễn viên như trong phim “Cả một đời ân oán”, nhân vật bà Lan của NSƯT Mỹ Uyên thủ vai đã có thêm một đoạn tiền truyện kể về xuất thân thời trẻ ở Sài Gòn.

Đạo diễn Việt kiều Lê Văn Kiệt từng tâm sự, làm phim ở Việt Nam, việc làm anh bối rối nhất chính là lồng tiếng. Anh không bài xích, lên án chuyện này nhưng ở Mỹ anh không được dạy cách thực hiện khâu này. Vì thế, trước khi nhận lời làm phim, anh phải thỏa thuận cho được điều kiện “cốt yếu” nhất: thu tiếng trực tiếp.

Trao đổi về câu chuyện này, NSND Khải Hưng cho hay: “Hiện nay, ở miền Bắc có khoảng 40 diễn viên lồng tiếng cho phim truyền hình, cũng biết nhau cả nên thành ra nhiều khi nhàm. Nếu lồng tiếng trực tiếp thì lại vướng mắc nhiều thứ, như “được đường hình thì mất đường tiếng”, diễn viên mải thu tiếng thì mất đi sự tự nhiên do tác động của bên ngoài. Vì vậy, việc thu tiếng trước khi phát sóng là giải pháp an toàn mà nhiều đạo diễn hướng tới”.

Đạo diễn Khải Hưng chia sẻ: “Nhiều đoàn làm phim chọn phương án là quay xong mới thu tiếng, bởi họ sợ… mạo hiểm. Các phim truyền hình là những phim có nhiều diễn viên trẻ, và họ mới vào nghề, vì thế, việc thu âm trực tiếp rất khó, bởi còn… nghiệp dư. Lồng tiếng trực tiếp cần thuộc lời nhưng nhiều diễn viên trẻ thường quên lời thoại, vì thế khó có thể hoàn hành được vai diễn nếu vừa ghi hình, vừa thu âm trực tiếp…”.
dien vien trung dung co ly khi che phim long tieng Trung Dũng chê phim lồng tiếng dở, các nghệ sĩ bức xúc: 'Nói bạc bẽo'

Trung Dũng cho rằng phim lồng tiếng rất chán và khẳng định một phần thành công của "Gạo nếp gạo tẻ" nhờ thu tiếng trực ...

dien vien trung dung co ly khi che phim long tieng Trung Dũng công khai chuyện có con 10 tuổi, bác lại tin đồn đồng tính

Ở tuổi 45, Trung Dũng vẫn đi về lẻ bóng. Dù gây tiếng vang với nhiều vai diễn song anh là một trong số ít ...

dien vien trung dung co ly khi che phim long tieng Diễn viên Trung Dũng: 'Ở tuổi 45, yêu đương chỉ là vui chơi qua đường'

Kiệt của phim "Gạo nếp, gạo tẻ" cho rằng anh đang tận hưởng cuộc sống độc thân vui vẻ và tự do. Tình yêu với ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.