Điều gì khiến du khách không ngần ngại đi tàu biển khi virus corona vẫn đang diễn biến phức tạp?

Tàu du lịch là một môi trường khép kín và đông người, chắc chắn dịch bệnh sẽ dễ dàng lây lan từ người qua người. Tuy vậy, các du khách đi du lịch bằng tàu biển vẫn đặt vé và lên tàu bất chấp lo ngại về tình hình bệnh dịch.

Đi du lịch bằng tàu biển, nên hay không nên?

Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato ngày 13/2 thông báo đã có thêm 44 người dương tính với chủng virus mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên siêu du thuyền Diamond Princess. Số người này thuộc một nhóm 221 người vừa được xét nghiệm virus.

Một con tàu khác là Westerdam do hãng Holland America Line quản lí đã phải lênh đênh trên biển gần 2 tuần mặc dù không có trường hợp nhiễm virus nào trên tàu. Sau khi bị 4 nước châu Á từ chối, 1.455 hành khách trên du thuyền cuối cùng cũng đã được phép cập cảng tại Campuchia.

Tình hình dịch bệnh ở châu Á đã khiến cho một số hãng tàu phải hủy bỏ các chuyến đi trong khu vực và lo lắng về việc liệu các du khách đi nghỉ mát bằng tàu biển ở những nơi khác có nguy cơ nhiễm virus cao hay không.

Tiến sĩ John Lynch, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và y tế du lịch tại Đại học Y khoa Washington cho biết: "Tôi nghĩ rằng nguy cơ lây nhiễm virus corona mới trên tàu du lịch là rất thấp".

Đại đa số các trường hợp mắc bệnh tập trung chủ yếu quanh tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, nơi này cũng đang rất nỗ lực để ngăn chặn sự lây lan của virus, tiến sĩ Lynch nói. Thêm vào đó, các hãng tàu để ý rất kĩ các hành khách đến từ nước nào và cảnh giác cao độ, ông nói.

Mặc dù tàu du lịch là một môi trường khép kín và đông người nên chắc chắn sẽ dễ bị lây lan loại bệnh truyền nhiễm này, tuy nhiên khả năng gặp phải một người đã từng tiếp xúc với virus corona mới là rất thấp. "Tôi sẽ không ngần ngại lên tàu, nếu đó là điều bạn muốn làm", Lynch nói.

Tại sao du khách không ngần ngại đi tàu biển khi virus corona vẫn đang diễn biến phức tạp? - Ảnh 2.

Tàu Diamond Princess hiện đang cập cảng tại thành phố Yokohama, Nhật Bản.

"Chỉ có một con tàu duy nhất có virus corona, đó là Diamond Princess. Con tàu này hiện đang bị cách li ở Nhật Bản", Chris Gray Faust, quản lí biên tập của trang Cruise Critic. "Tôi nghĩ rằng hiện tại đã và đang có rất nhiều người đi du ngoạn bằng tàu biển ngoài kia, có cả trăm chuyến tàu hoạt động mỗi ngày và mọi người không mấy bị ảnh hưởng bởi thông tin về dịch bệnh".

Hiệp hội quốc tế Cruise Lines (CLIA) là tổ chức thương mại ngành công nghiệp du lịch lớn nhất thế giới, hội có 55 hãng tàu với khoảng 280 tàu du lịch biển của các thành viên. Tổ chức này đã đưa ra các qui định nâng cao cho các thành viên của mình để phản ứng lại với dịch virus corona mới.

"Các thành viên của CLIA phải từ chối cho du khách lên tàu đối với các trường hợp đã đi, đến hoặc quá cảnh qua các sân bay ở Trung Quốc, kể cả Hồng Kông và Ma Cao, trong vòng 14 ngày mới được lên tàu" tổ chức này cho biết thông qua một trong những qui định mới đề ra. Từ chối lên tàu biển đối với bất cứ ai đã tiếp xúc gần với người bị nghi ngờ nhiễm virus và việc kiểm tra trước khi lên tàu cũng được đề ra.

Các hãng tàu du lịch đơn lẻ cũng có chính sách và qui trình kiểm tra riêng để đảm bảo chống lại dịch bệnh.

Mối quan tâm của du khách tới việc đi du lịch tại châu Á

Tại sao du khách không ngần ngại đi tàu biển khi virus corona vẫn đang diễn biến phức tạp? - Ảnh 3.

Tàu du lịch Westerdam bị từ chối bởi 4 quốc gia trước khi cập cảng tại Campuchia. (Ảnh: Heng Sinith/AP)

Các cố vấn du lịch nhận ra mối quan tâm lớn nhất của du khách đó là các chuyến đi được lên kế hoạch đến châu Á trong vài tháng tới.

Trên các diễn đàn trực tuyến của trang Cruise Critic, những người có cùng lịch trình trên con tàu đang rất tích cực chia sẻ với nhau về các yêu cầu bồi thường và một số việc khác cho hành trình ở những địa điểm bị ảnh hưởng nặng nề.

Các chính sách bảo hiểm du lịch thường không bao gồm các điều khoản về dịch bệnh như virus corona, trừ khi chính sách này bao gồm điều khoản bảo hiểm "hủy vì bất kì lí do nào". Grey Faust khuyên khách du lịch nên mua thêm bảo hiểm để phòng rủi ro hủy chuyến.

Angel Wilson, cố vấn du lịch tại Dream Journeys ở Indianapolis, cũng đồng ý với ý kiến trên. "Nếu ai đó đang chuẩn bị đến châu Á thì họ sẽ quan tâm về dịch bệnh hơn một chút, nhưng nếu họ đang có kế hoạch tới các vùng như Caribe, Hawaii, Alaska, châu Âu thì nên sẵn sàng để đi", Wilson nói.

Ngay cả ở châu Á, tiến sĩ Lynch lưu ý rằng xác suất để gặp phải một người đã bị nhiễm virus, không có triệu chứng khi lên tàu và phát triển các triệu chứng trong suốt chuyến đi là "thực sự rất thấp".

Liệu có mối đe dọa nào hay không khi lên lại con tàu Diamond Princess đã từng bị cách li?

Tại sao du khách không ngần ngại đi tàu biển khi virus corona vẫn đang diễn biến phức tạp? - Ảnh 5.

Người ta hi vọng rằng tàu Diamond Princess sẽ sớm trở lại phục vụ du khách như thường lệ. (Ảnh: Kazuhiro Nogi/AFP/Getty Images)

Bản thân Wilson cũng đã có một chuyến du xuân tại Nhật Bản được lên kế hoạch cùng mẹ và con gái trên tàu Diamond Princess, con tàu này hiện đang bị cách li ở thành phố Yokohama, Nhật Bản, với hơn 3.700 hành khách và phi hành đoàn trên tàu.

Cho đến ngày thứ Năm vừa rồi, đã có 219 người bị nhiễm virus corona bên ngoài Trung Quốc đại lục. Wilson đang hi vọng chuyến đi vào ngày 24 tháng 3 của cô và gia đình sẽ diễn ra như dự kiến, cô cũng cho biết rằng mình không lo lắng về việc đi trên một con tàu đã từng bị cách li.

Vệ sinh tay là chìa khóa để ngăn ngừa virus

Bất cứ ai đi du lịch trong không gian chật hẹp như máy bay, tàu du lịch... thực sự nên vệ sinh tay của mình thật tốt. Sử dụng chất khử trùng có cồn hoặc xà phòng và nước ấm, nên lặp lại việc này một cách thường xuyên và kĩ lưỡng trong một ngày để tự bảo vệ mình cũng như những người xung quanh, tiến sĩ Lynch nói.

Bạn có thể vừa mới rửa tay trong phòng khách sạn hoặc phòng vệ sinh, nhưng lúc sau sẽ có rất nhiều thứ bạn có thể chạm vào, từ lan can cầu thang hoặc nút bấm trong thang máy trên đường đi ăn trưa. Vậy nên "bất cứ khi nào thấy chai nước rửa tay, hãy sử dụng nó", Wilson nói.

Vệ sinh tay đúng cách sẽ tốt hơn là đeo khẩu trang hoặc lo lắng về những người từ Trung Quốc đại lục có thể bị nhiễm bệnh, Lynch nói.

Mặc dù đôi khi khẩu trang có thể trở nên hữu ích đối với những người có triệu chứng của bệnh nhưng việc đeo chúng một cách thường xuyên lại không mang lại sự bảo vệ đáng tin cậy, đặc biệt là khi khẩu trang được tháo ra và đặt xuống nhiều lần bởi vì nguy cơ nhiễm bẩn cho khẩu trang sẽ tăng lên khi làm như vậy. "Vì vậy, tôi sẽ không dành cả tuần nghỉ ngơi của mình với chiếc khẩu trang," tiến sĩ Lynch cho biết.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.