Định giá thương hiệu doanh nghiệp không chuẩn, dễ bị thâu tóm

Các DN Việt Nam thường chú trọng marketing để thúc đẩy bán hàng chứ chưa thật sự đầu tư cho phát triển thương hiệu.

Chia sẻ tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2017, do Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương tổ chức ngày 4/12, Giám đốc vùng châu Á Thái Bình Dương của Công ty Brand Finance, ông Samir Dixit cho rằng, từ trước tới nay, các DN Việt Nam thường chú trọng marketing để thúc đẩy bán hàng chứ chưa thật sự đầu tư cho phát triển thương hiệu.

Đầu tư cho bán hàng, doanh số có thể tăng nhưng không đồng nghĩa với việc tạo ra tính bền vững cũng giúp tăng giá trị của thương hiệu. Ông Samir Dixit cho rằng, dù Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều vụ mua bán, chuyển nhượng, sáp nhập với những thương vụ lớn nhưng giá trị thực của các thương vụ này vẫn chưa được đánh giá đúng.

“So với các nước trong khu vực và thế giới, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam vẫn ở mức thấp. Trong top 500 doanh nghiệp có thương hiệu lớn nhất trên thế giới, chúng tôi không tìm thấy tên tuổi của một doanh nghiệp nào của Việt Nam”, ông Dixit đánh giá và cho rằng, việc ngày càng có nhiều các cuộc mua bán, sáp nhập đối với các thương hiệu lớn ở Việt Nam, đặc biệt khi các DN Việt Nam đang được thoái vốn, cổ phần hóa, hoàn toàn có khả năng mất vốn khi định giá doanh nghiệp. Dẫn một số trường hợp cụ thể sau mua bán sáp nhập, chủ mới đã xóa tên thương hiệu cũ. Tổng Giám đốc Công ty AVM Vietnam, ông Đặng Xuân Minh cho rằng, Nhà nước cần ban hành cơ sở pháp lý rõ ràng hơn và hướng dẫn chi tiết về định giá thương hiệu.

Liên quan đến mua bán, sáp nhập DN, trao đổi với PV Tiền Phong, dẫn câu chuyện định giá cổ phần của Sabeco, Cục trưởng Cục Công nghiệp, ông Trương Thanh Hoài cho rằng, việc mua cổ phần của Sabeco chắc chắn giúp các nhà sản xuất bia có tên tuổi của nước ngoài mừng, vì có thể nhanh chóng mở rộng thị phần tại Việt Nam còn với cộng đồng doanh nghiệp Việt, đây chưa hẳn đã là một “tin vui” khi có nguy cơ mất một thương hiệu nội địa mạnh.

Theo ông Hoài, Luật Cạnh tranh có những quy định khá chặt chẽ về việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, với mức giá lên tới 320.000 đồng/cổ phần, ít cổ đông nội có đủ tiềm lực để mua được cổ phần số lượng lớn tại Sabeco. Khi đó sẽ có câu chuyện, nhiều nhà đầu tư nội đứng ra cho các tập đoàn, quỹ đầu tư nước ngoài “mượn danh” thâu tóm Sabeco để kiếm lợi nhuận. Khi nhà đầu tư nước ngoài đã chiếm lĩnh được hệ thống phân phối, hệ thống bán lẻ để dần dần đưa bia của họ vào, câu chuyện cạnh tranh trên thị trường sẽ khác hẳn.

Giá trị thương hiệu Viettel vượt Vinamilk

Theo công bố ngày 4/12 của hãng xếp hạng thương hiệu Brand Finance, trong Top 50 thương hiệu năm 2017, Viettel đã vượt Vinamilk và đứng ở tốp đầu với giá trị hơn 2,5 tỷ USD, tiếp đến là Vinamilk với hơn 1,3 tỷ USD, VNPT 726 triệu USD, VinHome 604 triệu USD, Sabeco 598 triệu USD... Mặc dù được xếp ở vị trí thứ 2 về giá trị thương hiệu nhưng Vinamilk vẫn được xếp ở tốp đầu về cải thiện tốt nhất theo giá trị tuyệt đối.

dinh gia thuong hieu doanh nghiep khong chuan de bi thau tom TOP 50 thương hiệu Việt Nam 2017: Viettel soán ngôi Vinamilk

Theo công bố từ Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) và công ty về định giá thương hiệu Brand Finance, Tập đoàn Viettel ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.