Dỗ con nín khóc trong sự tĩnh lặng

Nhiệm vụ của một người mẹ là xác định nguyên nhân con khóc. Nếu đó là nguyên nhân không hợp lý thì hướng dẫn con tự dỗ nín chính mình, thay vì dỗ nín con.
do con nin khoc trong su tinh lang Mẹ tự hào vì con là một người bình thường

Tiếng khóc của con trẻ thật ra chẳng có vấn đề gì to tát, con chưa biết nói lên cảm xúc của mình thì con khóc thôi. Nhiệm vụ của một người mẹ là xác định nguyên nhân con khóc. Nếu đó là nguyên nhân không hợp lý thì hướng dẫn con tự dỗ nín chính mình, thay vì dỗ nín con. Chị Vũ Thị Phương Ánh (hiện sống tại Singapore) chia sẻ kinh nghiệm cá nhân khi dỗ con nín khóc.

do con nin khoc trong su tinh lang
Để một đứa trẻ học được cách tự gọi tên cảm xúc, tự đứng lên sau cảm xúc ấy, tự biết cách nên xả thế nào và tự lấy lại bình tĩnh bằng cách nào, quả thật điều đó cần bản lĩnh một người mẹ hơn rất nhiều. (Ảnh: Annietaophotography)

Mình đi siêu thị, thấy một bé gái khoảng 4 tuổi ngồi bệt xuống nền khóc vật vã. Người mẹ ngồi đối diện nói chuyện rất nhỏ nhẹ: “Trước khi đến đây, chúng ta đã lập danh sách mua đồ và thoả thuận xong hết rồi. Nếu có thứ gì đó phát sinh thì nó không hợp lý với những gì chúng ta đã thoả thuận. Con là đứa trẻ tốt, luôn giữ lời hứa của mình đúng không?”. Đứa bé càng khóc lóc dữ dội hơn. Người mẹ nói tiếp : “Khi nào con khóc xong thì đi với mẹ nhé. Mẹ đi mua rồi ra thanh toán đợi con”. Người mẹ đứng lên đi mặc đứa nhỏ ngồi khóc. Khóc một hồi đứa nhỏ cũng đứng lên bước lại phía mẹ. Và người mẹ mừng rỡ ôm chầm khen con rối rít.

Cũng như tình huống đó, có lần mình về Việt Nam, một người mẹ trẻ cũng giải quyết rất tốt. Người mẹ đó ôm đứa con, xoa xoa lưng, nói : “Mẹ biết con buồn lắm, thôi thì con cứ khóc đi cho hết buồn, mẹ ôm con miết đến khi nào con nín nha”. Tất nhiên đứa bé cũng chẳng nín liền đâu, bé càng khóc dữ dội hơn vì biết tiếng khóc của mình cũng chẳng giúp mẹ chiều theo ý mình.

Nhưng thật đáng buồn là không biết bà nội hay bà ngoại, xót tiếng khóc của cháu, đánh mẹ : “Ối mẹ hư mẹ làm cháu khóc này, sang bà bế này”. Rồi 2 bà cháu dắt nhau đi mua đồ chơi. Người mẹ chỉ biết nhìn theo bất lực. Lát sau, người bà ấy bước lại chỉnh đốn người mẹ trước mặt đứa nhỏ: “Con nó khóc thì phải dỗ nó nín, chứ sao kêu nó khóc tiếp”. Thật ra mình không thể trách người bà đó được, vì cách nuôi dạy con từ thuở xa xưa có phần nào đó khác biệt với lớp trẻ tụi mình. Chấp nhận sự khác biệt là một chuyện nên làm nhưng sống chung với nó khiến mình không thoải mái thì mình nên tìm cách giải quyết thay vì cam chịu.

do con nin khoc trong su tinh lang
Tiếng khóc của con trẻ thật ra chẳng có vấn đề gì to tát. (Ảnh: Moopen)

Trở lại vấn đề, con khóc có ai mà không xót không thương, nhưng quan trọng là thương thế nào mới đúng? Tiếng khóc của con trẻ thật ra chẳng có vấn đề gì to tát, con chưa biết nói lên cảm xúc của mình thì con khóc thôi. Nhiệm vụ của một người mẹ là xác định nguyên nhân con khóc. Nếu đó là nguyên nhân không hợp lý thì hướng dẫn con tự dỗ nín chính mình, thay vì dỗ nín con.

Nhiều người cứ vỗ ngực khoe khoang: Mình có biệt tài dỗ con nít nín khóc, vì hơi mình tốt, vì mình có nhiều kinh nghiệm, vì mình nắm bắt được tâm lý trẻ con...nhưng họ thiếu một thứ quan trọng là TRAO CHO TRẺ QUYỀN ĐƯỢC KHÓC. Đối với họ, trẻ nín là họ thành công. Nếu chỉ đơn giản như vậy, thì quả thật nuôi con là quá dễ dàng. Chỉ cần dụ dỗ, lừa dối, iphone ipad đưa ra, bánh kẹo đưa ra, đồ chơi đưa ra...là xong thôi. Bởi vì trẻ con rất dễ quên và rất dễ tin người lớn. Và họ lợi dụng điều này để dỗ một đứa trẻ nín khóc. Họ không biết rằng khóc cũng là một cách xả cảm xúc ra bên ngoài, nếu kiềm nén cảm xúc tiêu cực trong lòng thì lại càng không tốt hơn.

Để một đứa trẻ học được cách tự gọi tên cảm xúc, tự đứng lên sau cảm xúc ấy, tự biết cách nên xả thế nào và tự lấy lại bình tĩnh bằng cách nào, quả thật điều đó cần bản lĩnh một người mẹ hơn rất nhiều.

do con nin khoc trong su tinh lang
Người mẹ nào cũng có một bản năng thiên phú là chỉ cần mẹ tĩnh lặng, mẹ sẽ hiểu được con, bởi vì đứa trẻ ấy là con của mẹ. (Ảnh: Entrepreneur)

Người mẹ nào cũng có một bản năng thiên phú là chỉ cần mẹ tĩnh lặng, mẹ sẽ hiểu được con, bởi vì đứa trẻ ấy là con của mẹ. Thế nên khi trẻ khóc, hãy tĩnh lặng lắng nghe tiếng khóc con. Kiên cường đối mặt với tiếng khóc của con, không sợ hãi, không trốn tránh, thái độ thống nhất từ lúc con bắt đầu khóc đến lúc con nín khóc hoàn toàn. Cho dù con có khóc từ những âm thanh nhỏ xíu, đến khi con la làng nằm vật vã ra nền nhà, hay làm trò nôn ói...thì thái độ người mẹ vẫn không thay đổi, cương quyết nhưng phải thật dịu dàng. Điều đó sẽ làm bạn mất nhiều thời gian hơn trong việc dỗ một đứa trẻ nín khóc, và cần nhiều năng lượng của bạn hơn, nhưng bù lại con sẽ trưởng thành và mạnh mẽ hơn sau mỗi thử thách.

Nói như vậy, không có nghĩa rằng mình hoàn toàn ủng hộ việc để mặc cho trẻ khóc. Quan điểm của mình là khi trẻ khóc, bạn và trẻ sẽ cùng nhau giải quyết như thế nào? “Cùng nhau” có nghĩa là cả 2 bên đều chủ động hợp tác với nhau, chứ không phải mẹ dỗ con nín khóc (mẹ chủ động - con thụ động) hoặc mẹ để mặc tự con nín khóc mà không đưa ra sự hướng dẫn, lời động viên hay hành động an ủi nào.

Sẽ không có một đáp án chung nào cho mọi đứa trẻ, chỉ khi bạn dành nhiều thời gian chất lượng cho con trong sự tĩnh lặng của bạn, bạn sẽ nắm bắt được hết các dấu hiệu của con và cách giải quyết thế nào. Bạn sẽ bớt cuống cuồng hơn, bớt xấu hổ với người khác khi con bạn khóc, bớt oán trách chính mình, bớt hoang mang và lo lắng. Mà thay vào đó, bạn sẽ hoàn toàn làm chủ được bản thân trước những thử thách trong quá trình làm mẹ.

Chúc con của bạn luôn có một người mẹ tĩnh lặng!

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.