Doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ lo tìm phương án dự phòng khi luật kiểm toán mới có hiệu lực

Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật có thể cấm cổ phiếu Trung Quốc giao dịch trên sàn chứng khoán nước này nếu họ không tuân thủ các qui tắc kiểm toán của Mỹ. Sự cứng rắn của các nhà lập pháp nhiều khả năng sẽ thôi thúc doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết thêm ở các thị trường khác như Hong Kong.
Doanh nghiệp Trung Quốc lo tìm lối thoát trước mối nguy từ dự luật kiểm toán mới của Mỹ - Ảnh 1.

Doanh nghiệp Trung Quốc có nguy cơ bị hủy niêm yết tại Mỹ. (Hình minh họa: Dennis Yip/South China Morning Post).

Cuộc chạy đua của công ty Trung Quốc tại Mỹ nhằm niêm yết cổ phiếu lần hai (secondary listing) sẽ càng trở nên gay cấn trong lúc Mỹ chuẩn bị đạo luật mới có thể "đá văng" các công ty nước ngoài khỏi sàn chứng khoán nước này nếu không tuân thủ luật kế toán.

Dự luật Trách nhiệm của Doanh nghiệp Nước ngoài (HFCAA) được kì vọng là sẽ sớm nhận được chữ kí của Tổng thống Trump sau khi được Thượng viện thông qua hồi tháng 5 và Hạ viện phê chuẩn ngày 2/12. Dự luật này qui định rằng các công ty không giao sổ sách cho Hội đồng giám sát kế toán công ty đại chúng Mỹ (PCAOB) thanh tra trong vòng ba năm liên tiếp sẽ bị hủy niêm yết tại Mỹ.

Dù dự luật HFCAA áp dụng với mọi công ty nước ngoài nhưng các nhà lập pháp chủ yếu sử dụng nó để nhắm vào Bắc Kinh, Reuters nhận định. 

Trung Quốc từ lâu đã từ chối cho phép Mỹ kiểm tra các công ty kế toán địa phương, viện dẫn lo ngại về an ninh quốc gia. Nếu quan chức Trung Quốc không chịu lùi bước thì các công ty có thể chỉ còn biết cắn răng chờ bị hủy niêm yết.

Ông Sumeet Singh, đối tác của hãng nghiên cứu Aequitas Research cho biết: "Làn sóng niêm yết lần thứ hai vẫn sẽ tiếp diễn do Trung Quốc khó có thể nhượng bộ".

"Kể cả Trung Quốc có nhượng bộ thì có lẽ họ cũng chỉ làm vậy vào phút cuối sau ba năm. Đến lúc đó thì hầu hết các công ty đã phòng vệ xong bằng cách niêm yết thêm ở Hong Kong rồi".

Căng thẳng Mỹ-Trung leo thang đã thúc đẩy một loạt các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ bắt tay vào niêm yết "dự phòng" trong hai năm qua.

Năm nay, một lượng kỉ lục công ty Trung Quốc đã niêm yết thêm ở Hong Kong, huy động 19,1 tỉ USD trong 12 giao dịch, theo dữ liệu của Refinitiv. Trong số đó có bao gồm gã khổng lồ thương mại điện tử JD.com, công ty game NetEase và chuỗi nhà hàng Yum China.

Giới phân tích kì vọng ông Biden sẽ giữ lại các chính sách khắc nghiệt của chính quyền Trump đối với những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc. Nhưng một số nhà quan sát cũng dự đoán rằng trong ba năm tới, các cơ quan quản lí của hai nước sẽ thỏa hiệp để cho phép doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục niêm yết tại Mỹ.

Tháng trước, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc bày tỏ mong muốn thảo luận với các đối tác càng sớm càng tốt về "những kế hoạch cụ thể" để cùng nhau thanh tra các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ.

Các chuyên gia cũng tin rằng bất chấp dự luật mới, một số công ty Trung Quốc sẽ tính tới khả năng về sự thỏa hiệp và vẫn chọn niêm yết tại Mỹ.

Reuters dẫn lời ông Jason Elder, đối tác của hãng luật Mayer Brown nhận định: "Thị trường Mỹ có ưu điểm là thanh khoản đặc biệt mạnh mẽ và kiến thức chuyên môn sâu rộng về ngành, giúp tạo ra định giá vững chắc cho các cổ phiếu chất lượng. Doanh nghiệp Trung Quốc vẫn sẽ cân nhắc kĩ lưỡng về lợi thế thương mại của việc niêm yết tại Mỹ".

Đầu tháng 10, Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ-Trung cho biết có 217 công ty Trung Quốc được niêm yết tại Mỹ với tổng trị giá vốn hóa 2.200 tỉ USD.

Phố Wall vẫn chưa mất đi sức hút với doanh nghiệp Trung Quốc dù dự luật mới đã được lưỡng viện Quốc hội thông qua. Bằng chứng là Tập đoàn Giáo dục và Công nghệ 17 của Trung Quốc vẫn giữ nguyên kế hoạch lên sàn Nasdaq. Tập đoàn này có thể đạt vốn hóa 2,2 tỉ USD.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.