Độc đáo lễ hội Kate của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận

Cứ đến tháng 7 lịch Chăm (đầu tháng 10 dương lịch), đồng bào người Chăm ở Ninh Thuận lại tổ chức lễ hội quan trọng và quy mô nhất trong năm - Lễ hội Kate.
doc dao le hoi kate cua dong bao cham o ninh thuan
Lễ hội Kate diễn ra vào tháng 7 lịch Chăm nhằm tưởng nhớ các vị nam thần như: Pô Klong Garai, Pô Rômê... và tưởng nhớ ông bà, tổ tiên. Lễ hội Kate diễn ra trên một không gian rộng lớn từ đền tháp lan tỏa về làng thôn và đến mỗi gia đình của cộng đồng người Chăm, đặc biệt là người Chăm Bàlamôn, tạo thành một dòng chảy văn hóa, nghệ thuật phong phú và đa dạng. Ảnh: Văn Dũng
doc dao le hoi kate cua dong bao cham o ninh thuan
Lễ hội Kate tại Ninh Thuận diễn ra từ ngày 29/9 đến 1/10 (đầu tháng 7 Chăm lịch), được bắt đầu bằng nghi lễ rước y trang của các vị thần: Pô Inư Nưgar, Pô Klong Garai, Pô Rômê… Ảnh: Văn Dũng
doc dao le hoi kate cua dong bao cham o ninh thuan
Lễ hội Kate là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người Chăm. Lễ hội không chỉ là dịp để những du khách tham dự được chiêm ngưỡng các đền tháp cổ kính mà còn được thưởng thức một nền nghệ thuật ca múa nhạc dân gian với phong cách độc đáo. Lễ hội Kate là minh chứng về sự phong phú, đa dạng trong kho tàng văn hoá của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Văn Dũng
doc dao le hoi kate cua dong bao cham o ninh thuan
Lễ hội Kate diễn ra trên một không gian rộng lớn từ đền tháp lan tỏa về làng thôn và đến mỗi gia đình của cộng đồng người Chăm, đặc biệt là người Chăm Bàlamôn, tạo thành một dòng chảy văn hóa, nghệ thuật phong phú và đa dạng. Ảnh: Văn Dũng
doc dao le hoi kate cua dong bao cham o ninh thuan
Lễ rước y trang lên Tháp Pô Klong Garai bắt đầu từ sáng sớm ngày Mùng Một tháng bảy lịch Chăm. Ảnh: Văn Dũng
doc dao le hoi kate cua dong bao cham o ninh thuan
Các điệu múa mừng ngày hội trên tháp được bắt đầu từ: múa quạt của thiếu nữ Chăm hòa cùng thiếu nữ múa đội thôn hala (mâm cao đựng trầu cau) - điệu múa mừng để cầu cho mưa thuận gió hòa, mọi người được an khang và hạnh phúc đồng thời cũng là sự hiến dâng cho các vị Thần linh tối cao. Ảnh: Văn Dũng
doc dao le hoi kate cua dong bao cham o ninh thuan
Các gia đình đồng bào người Chăm chuẩn bị bày mâm lễ tế thần, cho các chức sắc Bàlamôn tiếp xúc với thần linh tối cao để tấu trình ý nguyện của mỗi người dân. Ảnh: Văn Dũng
doc dao le hoi kate cua dong bao cham o ninh thuan
Các thiếu nữ Chăm trong những trang phục truyền thống. Ảnh: Văn Dũng
doc dao le hoi kate cua dong bao cham o ninh thuan
Người Chăm ở Ninh Thuận có ba cộng đồng tôn giáo, trong đó có hai tôn giáo chính là Chăm Ahier (người Chăm theo tôn giáo Bà La Môn) và Chăm Awal (người Chăm theo tôn giáo Bà Ni). Ngoài ra còn có cộng đồng Chăm theo tôn giáo Islam (Hồi giáo chính thống). Trong 22 làng Chăm, có 15 làng Chăm Bà La Môn và 7 làng Chăm Bà Ni. Ảnh: Văn Dũng
doc dao le hoi kate cua dong bao cham o ninh thuan
Mặc dù 2 cộng đồng tôn giáo sống tách biệt nhau nhưng các làng Chăm vẫn mang sắc thái đặc trưng riêng và có quan hệ qua lại với nhau trong các dịp lễ hội, lễ tục. Trong đó Kate là lễ hội dành riêng cho người Chăm Bà La Môn và Ramawan là lễ hội dành riêng cho người Chăm BàNi. Ảnh: Văn Dũng
doc dao le hoi kate cua dong bao cham o ninh thuan
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đến tham dự lễ hội Kate và tặng quà cho đồng bào Chăm ở Ninh Thuận. Ảnh: Văn Dũng
doc dao le hoi kate cua dong bao cham o ninh thuan
Điệu trống Gi-năng và kèn Saranai cùng vang lên hòa với các điệu múa và làn điệu dân ca Chăm trong lễ hội Kate làm náo nức lòng người. Ảnh: Văn Dũng
doc dao le hoi kate cua dong bao cham o ninh thuan
Sau khi kết thúc hội Kate tại các đền tháp, dòng người lan tỏa về các làng Chăm để chuẩn bị lễ hội Kate làng vào ngày hôm sau. Khi lễ Kate ở làng kết thúc thì lễ Kate gia đình được tổ chức. Theo phong tục, mỗi gia đình cử ra một gia đình đại diện để cúng lễ. Sau khi cúng xong, mỗi gia đình được chia phần lộc của lễ và mọi thành viên trong tộc họ cùng ăn uống, cộng cảm với nhau. Ðây cũng là dịp ông bà, cha mẹ giáo dục cho các thế hệ con cháu nhớ ơn, kính trọng tổ tiên. Ảnh: Văn Dũng
chọn
ĐHĐCĐ Vinhomes: Doanh số 2024 dự kiến 90.000 - 110.000 tỷ, dự án Đông Anh và Đan Phượng đang làm thủ tục pháp lý
Năm 2024, dự kiến doanh số Vinhomes sẽ tăng trưởng so với 2023, đạt khoảng 90.000 - 110.000 tỷ đồng, chủ yếu đến từ Vinhomes Ocean Park 2, 3, dự án mới Vũ Yên và 1 - 2 dự án mới khác.