Đổi mới giáo dục phổ thông như thế nào để tạo ra được những học trò là công dân toàn cầu?

Công dân toàn cầu là gì? Giáo dục cần đổi mới ra sao để đào tạo ra những thế hệ công dân toàn cầu trong tương lai là các câu hỏi được nêu trong hội thảo hôm nay tại Hà Nội.
doi moi giao duc pho thong nhu the nao de tao ra duoc nhung hoc tro la cong dan toan cau Bộ trưởng GD&ĐT giải trình về gian lận thi cử: 'Một số cá nhân đã vô hiệu hóa qui trình chấm thi'
doi moi giao duc pho thong nhu the nao de tao ra duoc nhung hoc tro la cong dan toan cau Phải chỉ ra được ai là người chịu trách nhiệm về sơ hở trong kì thi THPT quốc gia 2018
doi moi giao duc pho thong nhu the nao de tao ra duoc nhung hoc tro la cong dan toan cau Quốc hội chỉ rõ 5 nguyên nhân của những hạn chế trong kì thi THPT quốc gia 2018
doi moi giao duc pho thong nhu the nao de tao ra duoc nhung hoc tro la cong dan toan cau 'Đề thi THPT quốc gia chưa công bằng vì độ khó dễ giữa các năm chênh nhau quá lớn'

Trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động chào mừng kỉ niệm 110 năm ngày truyền thống Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), lễ khánh thành nhà truyền thống của trường và chương trình hội thảo "Đổi mới giáo dục phổ thông trước yêu cầu đào tạo thế hệ công dân toàn cầu" đã được tổ chức hôm nay, 27/10.

doi moi giao duc pho thong nhu the nao de tao ra duoc nhung hoc tro la cong dan toan cau
Các em học sinh Trường THPT Chu Văn An trong ngày khánh thành nhà truyền thống của trường. Ảnh: Đình Tuệ.
doi moi giao duc pho thong nhu the nao de tao ra duoc nhung hoc tro la cong dan toan cau
Các đại biểu bắt đầu vào hội trường tham dự hội thảo. Ảnh: Đình Tuệ.

Vai trò quan trọng của Tiếng Anh và Tin học

Theo TS Đồng Xuân Đảm - Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân, công dân toàn cầu là khái niệm tương đối đa dạng và có nhiều cách diễn giải khác nhau. Tuy nhiên, nó vẫn có điểm chung thể hiện ở chỗ thế hệ công dân sẽ sống và làm việc trong một cộng đồng rộng lớn hơn, thường là vượt qua khuôn khổ biên giới một quốc gia; thế hệ sẽ chú trọng tính nhân văn và sự giao thoa văn hóa, kết nối giữa con người với nhau, các quốc gia này với quốc gia khác...

Do đó, trong thế kỉ 21, giáo dục không chỉ đơn thuần là đào tạo cho người học để 'biết đọc, biết viết, biết đếm' nữa. Thay vào đó là sẽ hướng tới năng lực toàn diện và trách nhiệm hơn, giúp cho người học có thể đối mặt với những thách thức phức tạp của hiện tại và tương lai. Waddell et al. (2018) đã tổng hợp và chỉ ra 6 nhóm năng lực cần thiết của thế hệ công dân toàn cầu mà các cơ sở đào tạo cần chú ý phát triển:

doi moi giao duc pho thong nhu the nao de tao ra duoc nhung hoc tro la cong dan toan cau
doi moi giao duc pho thong nhu the nao de tao ra duoc nhung hoc tro la cong dan toan cau
Nguồn: CMEC Global Competecies (Trích dẫn bởi Waddell et al,. 2018. trang 6).

Ông Đảm nhấn mạnh, thế hệ công dân toàn cầu cần phải xác định rất sớm định hướng nghề nghiệp, từ đó có sự lựa chọn ngành học đúng đắn và phát huy hết tiềm năng của người học. Do vậy, việc đa dạng hóa các mối quan hệ hợp tác mang tính 'cộng sinh' giữa trường phổ thông với trường đại học là thực sự cần thiết. Qua đó, học sinh được các chuyên gia của trường đại học với các chuyên ngành khác nhau tới trao đổi để hình thành định hướng nghề nghiệp; giúp các đại học giới thiệu được hình ảnh của mình để phục vụ tuyển sinh.

doi moi giao duc pho thong nhu the nao de tao ra duoc nhung hoc tro la cong dan toan cau
Bà Lê Mai Anh - Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội). Ảnh: Đình Tuệ.

Chia sẻ tại hội thảo, bà Lê Mai Anh - Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An cho biết: "Tiếp nối truyền thống đầy tự hào trong 110 năm qua, nhà trường sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc thi đua dạy tốt, học tốt, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại. Giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, độc lập, khả năng kết nối học tập. Tăng cường khả năng ngoại ngữ đáp ứng mục tiêu hội nhập, phát triển và đào tạo công dân toàn cầu".

Cũng theo bà Mai Anh, từ năm học 2017 - 2018, trường THPT Chu Văn An chính thức đào tạo song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh Quốc (chứng chỉ A - Level). Đây là chứng chỉ được công nhận và đánh giá cao bởi rất nhiều trường đại học trên thế giới như ĐH Harvard, ĐH Cambridge... Qua đây đã định hướng bước đầu cho học sinh nâng cao kiến thức, kĩ năng hoạt động và tương lai các em sẽ trở thành những công dân toàn cầu với kĩ năng và trí tuệ đạt chuẩn quốc tế.

Còn theo ý kiến của TS Nguyễn Thị Thu Anh - Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), việc chủ động cập nhật các chương trình giáo dục tiên tiến hướng tới phát triển năng lực học sinh là rất quan trọng. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, tin học là giải pháp nhanh nhất, ít tốn kém nhất, giúp người lao động tự chiếm lĩnh tri thức tiến bộ của nhân loại.

doi moi giao duc pho thong nhu the nao de tao ra duoc nhung hoc tro la cong dan toan cau
Các đại biểu tham dự hội thảo chia sẻ về các vấn đề liên quan đến đào tạo công dân toàn cầu. Ảnh: Đình Tuệ.

TS Thu Anh chia sẻ: "Năm học 2015 - 2016, trường chúng tôi đã đưa chương trình Tin học quốc tế MOS vào giảng dạy chính khóa cho học sinh khối THPT. Tới năm học 2017 - 2018, khoảng 99,5% học sinh khối 11 của trường thi đỗ chứng chỉ Tin học quốc tế MOS. Do vậy, từ năm học 2018 - 2019, trường tiếp tục triển khai chương trình Tin học quốc tế IC3 cho học sinh khối THCS.

Nhận thấy tầm quan trọng của Tiếng Anh trong hội nhập quốc tế, từ năm học 2014 - 2015 trường tổ chức cho học sinh học Tiếng Anh với giáo viên bản ngữ do tổ chức IIG Việt Nam cung cấp. Học sinh đã chủ động và tự tin hơn trong giao tiếp với người nước ngoài. Năm học 2018 - 2019, chương trình Tiếng Anh học thuật được triển khai cho khối THCS nhằm tạo cơ hội để học sinh học Tiếng Anh gắn liền với các môn khoa học, được làm thí nghiệm và thuyết trình bằng Tiếng Anh...".

Đổi mới phương pháp dạy học phải thay đổi cách đánh giá

Là một giáo viên dạy Lịch sử tại Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), Th.sĩ Trần Trung Hiếu đã có những trao đổi về đổi mới chương trình dạy Lịch sử của mình. Muốn đổi mới, nâng cao chất lượng dạy Lịch sử theo hướng phát triển năng lực của học sinh, điều cốt lõi đầu tiên là phụ thuộc vào năng lực của mỗi thầy cô giáo dạy Sử.

doi moi giao duc pho thong nhu the nao de tao ra duoc nhung hoc tro la cong dan toan cau
Th.sĩ Trần Trung Hiếu, giáo viên dạy Lịch sử tại Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An). Ảnh: Đình Tuệ.

Thầy giáo Trần Trung Hiếu đưa ra một số giải pháp cụ thể như:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của môn Lịch sử cho chính giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh. Thực tế nhiều năm qua vẫn nhiều người coi môn Lịch sử là môn phụ, không ít giáo viên còn cảm thấy tự ti mà chưa thực sự thấy được tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Cần nghiên cứu đánh giá khách quan để tìm hiểu nguyên nhân tại sao học trò không thích học, thi.

Thứ hai, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên Lịch sử. Song song với đó là cần tạo điều kiện để giáo viên có cơ hội tham gia tập huấn về kĩ năng dạy Lịch sử. Giáo viên cần chủ động khơi gợi sự sáng tạo của học sinh cùng gia các phương tiện trực quan, đồ dùng học tập phục vụ cho tiết học. Thầy cô có dạy giỏi thì học sinh mới hào hứng học môn đó chứ không chỉ riêng môn Lịch sử.

Thứ ba, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, nhất là vận dụng tiến bộ công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Lịch sử. Bởi sách giáo khoa vẫn tồn tại những sai sót khó tránh, trong khi kiến thức lịch sử từ các nguồn khác trên internet được cập nhật hàng ngày. Vì vậy, để dạy Lịch sử theo chủ trương tích hợp các kiến thức liên môn, bản thân các giáo viên cũng cần tận dụng hiệu quả công nghệ thông tin để thu nạp, xử lý thông tin một cách có chọn lọc, kiểm chứng để làm cho bài giảng trở nên sâu sắc, sinh động hứng thú hơn.

Thứ tư, đáp ứng về cơ bản yêu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học và đời sống giáo viên. Ở nhiều trường học thuộc vùng sâu, vùng xa cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn. Cần từng bước đầu tư các phương tiện dạy học như Internet, máy chiếu, màn hình từ ngân sách nhà nước hay nguồn xã hội hóa giáo dục. Đời sống giáo viên phổ thông nói chung còn nhiều khó khăn, cần có chính sách đãi ngộ hợp lý.

Thứ năm, cần đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, thi cử. Thực tế việc thi cử của các kì thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh vào đại học những năm gần đây đã có nhiều sự thay đổi về môn Lịch sử. Lịch sử trở thành một môn thi 'luân phiên' theo cách giải thích của Bộ GD&ĐT là bắt thăm để trở thành một môn thi tự chọn trong kì thi THPT quốc gia năm 2016; thành môn thi thành phần trong bài thi tổ hợp khoa học xã hội với hình thức trắc nghiệm khách quan trong kì thi THPT quốc gia năm 2017.

Kết quả của kì thi năm 2017 cho thấy, thi trắc nghiệm môn Lịch sử không phải là một giải pháp tối ưu để đánh giá hoàn toàn chính xác năng lực của thí sinh. Việc đổi mới dạy và học môn Lịch sử trong thời kì hội nhập quốc tế là một công việc phức tạp. Giáo viên cần có năng lực tư duy, tài năng sư phạm.

doi moi giao duc pho thong nhu the nao de tao ra duoc nhung hoc tro la cong dan toan cau Bộ trưởng GD&ĐT giải trình về gian lận thi cử: 'Một số cá nhân đã vô hiệu hóa qui trình chấm thi'

Chiều 26/10, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có báo cáo giải trình trước Quốc hội về những vấn đề nóng của ngành thời gian qua, ...

doi moi giao duc pho thong nhu the nao de tao ra duoc nhung hoc tro la cong dan toan cau Phải chỉ ra được ai là người chịu trách nhiệm về sơ hở trong kì thi THPT quốc gia 2018

Theo ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu, cần phải chỉ rõ ai là người phải chịu trách nhiệm trong những sơ hở, sai phạm tại kì thi ...

doi moi giao duc pho thong nhu the nao de tao ra duoc nhung hoc tro la cong dan toan cau Đề kiểm tra giữa kì môn Lịch sử lớp 12 THPT Nguyễn Tất Thành có đáp án

Sau đây là đề kiểm tra giữa kì 1 môn Lịch sử lớp 12 Trường THPT Nguyễn Tất Thành, các em học sinh có thêm ...

doi moi giao duc pho thong nhu the nao de tao ra duoc nhung hoc tro la cong dan toan cau JustaTee và các ca khúc 'top hit' hâm nóng sân khấu ngày hội tuyển dụng tại HV Tài chính

Những ca khúc 'top hit' của ca sĩ JustaTee như Người nào đó, Đã lỡ yêu em nhiều... đã hâm nóng sân khấu 'Ngày hội ...

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.