Tại dự thảo quy định mới về kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê, một trong những điều kiện về tiêu chuẩn đối với người quản lý và giám đốc chi nhánh doanh nghiệp là phải có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh.
Liên quan đến dự thảo đó, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO phân tích:
"Quy định như vậy chính là đặt thêm những điều kiện không cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế, kinh doanh đòi nợ là một dịch vụ không đòi hỏi phải có kiến thức học thuật".
Còn đối với quy định mặc đồng phục, luật sư Trương Thanh Đức cũng phản biện: “Nhân viên đòi nợ cần những kỹ năng giao tiếp, thương lượng và tạo được thiện cảm với người bị đòi nợ.
Do đó, khi các nhân viên này mặc đồng phục có thể khiến đối phương không thiện cảm và gây khó khăn cho công việc ngay từ cái nhìn đầu tiên”.
Dẫn chứng về quy định kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở các nước khác, vị luật sư này cho biết, tại Australia, kinh doanh đòi nợ không đòi hỏi bằng cấp của người quản lý cấp cao mà chỉ nêu những yêu cầu chặt chẽ như:
“Không được gọi điện đòi nợ trước 9 giờ sáng, không được gọi vào Chủ nhật, ngày lễ”. Trong khi đó, quy định về đòi nợ của Việt Nam lại thiếu những nội dung này.
Không chỉ đặt điều kiện về trình độ của cấp quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ, Dự thảo tiếp tục giữ quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ là 2 tỉ đồng.
Theo Ban soạn thảo, đây là loại hình kinh doanh có điều kiện, trong đó cần chú trọng điều kiện về tài chính thông qua chỉ tiêu về vốn tối thiểu.
Bình luận về nội dung này, luật sư Đức nêu quan điểm: “Vốn điều lệ của doanh nghiệp chỉ mang tính hình thức. Doanh nghiệp có vốn nhiều hay ít là việc của riêng họ, pháp luật không nên áp đặt.
Do đó, việc đặt ra quy định này chính là gây khó cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động chỉ cần có đầy đủ cơ sở vật chất và con người hợp pháp”.
"Để hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ lành mạnh và có tác động tích cực, trước hết cần tạo thị trường công bằng, cạnh tranh lành mạnh cho hoạt động này. Cần tăng cường chức năng giám sát, chú trọng trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.
Đồng thời, tăng cường việc giải quyết đơn thư, tố cáo. Bên cạnh đó, quy định mức xử phạt với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ nặng gấp nhiều lần mức xử phạt với doanh nghiệp khác với cùng vi phạm", luật sư Trương Thanh Đức cho hay.
Một người dân ở Đồng Nai bị đòi nợ kiểu khủng bố. |
Cũng trong dự thảo, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ việc quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ với kỳ vọng sẽ đưa hoạt động này vào nề nếp.
Theo đó, Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng công an các cấp kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện các quy định tại nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của Chính phủ cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này.
Nhân viên đòi nợ thuê phải mặc đồng phục để phân biệt với xã hội đen Đây là một trong những điểm mới tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 104/2007 về việc kinh doanh dịch vụ ... |
Đòi tiền nợ 1 triệu đồng, thanh niên bị đối 'thủ đâm' tử vong Trong lúc đòi tiền Phát nợ 1 triệu đồng trước đó, Hùng đã bị đối tượng này đâm tử vong |
Tín dụng đen hoành hành: Ðòi nợ bằng… nắm đấm Ðứng sau các đối tượng cho vay nặng lãi là những tay “đàn anh đàn chị” sẵn sàng đe dọa, bức hiếp, đánh đạp con ... |