Đối tượng nào nên làm xét nghiệm bệnh lây lan qua đường tình dục?

Bạn có nằm trong đối tượng cần phải làm xét nghiệm các bệnh lây lan qua đường tình dục hay không?

Bệnh lây truyền qua đường tình dục (gọi tắt là bệnh STDs) là bệnh thể truyền từ người sang người thông qua các hành vi tình dục (giao hợp âm đạo, quan hệ tình dục bằng miệng hay hậu môn). Có khoảng hơn 20 loại bệnh lây lan qua đường tình dục, trong đó lậu, giang mai, HIV là những căn bệnh phổ biến nhất. Bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm tới tính mạng con người, có những loại bệnh một khi đã mắc thì không thể chữa khỏi. Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, ngoài việc sinh hoạt tình dục lành mạnh, thì cũng nên hình thành thói quen khám, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

doi tuong nao nen lam xet nghiem benh lay lan qua duong tinh duc
Với đối tượng thường xuyên quan hệ tình dục, nên thực hiện xét nghiệm chẩn đoán HIV.

Với đối tượng thường xuyên quan hệ tình dục

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh (CDC) khuyến cáo tất cả những ai đang có hoạt động tình dục và cả phụ nữ mang thai nên thực hiện xét nghiệm chẩn đoán HIV. Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh chlamydia. Với những người có nguy cơ cao mắc bệnh STDs, bác sĩ khuyên nên thường xuyên khám sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Với đối tượng dưới 24

“Với đối tượng dưới 24 tuổi nên đi kiểm tra mỗi năm một lần để chẩn đoán bệnh HIV, giang mai, chlamydia và lậu", H. Hunter Handsfield, giáo sư y khoa tại Đại học Washington cho biết.

Giáo sư cũng nói thêm rằng tùy vào hành vi tình dục của một người, mà tần suất khám định kỳ sẽ khác nhau. Có thể là một lần một tháng với đối tượng có nhiều bạn tình hoặc hai năm một lần với đối tượng chỉ chung thủy một vợ một chồng.

Chlamydia là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và là một trong những bệnh STDs phổ biến. Đặc biệt căn bệnh này không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, vì thế các bác sĩ khuyến cáo thanh niên trẻ nên thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh này.

doi tuong nao nen lam xet nghiem benh lay lan qua duong tinh duc
Với đối tượng dưới 24 tuổi nên đi kiểm tra mỗi năm một lần để chẩn đoán bệnh HIV, giang mai, chlamydia và lậu.

Với đối tượng là nam chỉ quan hệ tình dục với một phụ nữ duy nhất

Nếu bạn là nam giới và có quan hệ tình dục chung thủy với duy nhất một bạn tình, bạn nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán bệnh chlamydia, bệnh lậu. Bác sĩ cũng có thể tư vấn bạn thực hiện thêm xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai tùy thuộc vào thói quen sinh hoạt tình dục và tiền sử bệnh tật của bạn.

Với đối tượng là nam và có quan hệ tình dục với nam giới

Xét nghiệm HIV và giang mai hai xét nghiệm cực kỳ quan trọng và cần thiết với đối tượng này. Vì đây là đối tượng đặc biệt, nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm trùng và lây lan qua đường dình dục. Tùy thuộc vào số bạn tình, bạn có thể cân nhắc thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh lây lan qua đường tình dục nhiều hơn một lần một năm.

Ngoài HIV và bệnh giang mai, bạn vẫn phải thực hiện thêm xét nghiệm chẩn đoán bệnh chlamydia.

Với đối tượng là phụ nữ (có một hay nhiều bạn tình)

Ngoài làm xét nghiệm HIV, mọiphụ nữ nên làm xét nghiệm Pap smear (phết tế bào cổ tử cung) hàng năm để đảm bảo không có bất thường trong tế bào cổ tử cung.

Phụ nữ dưới 26 tuổi cũng nên được chủng ngừa HPV. Ngoài ra xét nghiệm chẩn đoán bệnh chlamydia cũng là xét nghiệm cần thực hiện.

Anh Đào

(Theo Health)

chọn
Cập nhật KQKD quý I: Lợi nhuận loạt ông lớn giảm sâu
Bên cạnh nhiều đơn vị báo lãi đột biến thì cũng có nhiều doanh nghiệp lớn như Vinhomes, Masan, REE báo lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (lợi nhuận ròng) giảm sâu quý đầu năm.