Dự báo giá vàng 19/7: Có thể tăng nhẹ?

Giá vàng  trong nước hôm nay (18/7) tăng mạnh ở đầu phiên nhưng lại đứng yên vào cuối phiên. Trong khi giá vàng thế giới tăng nhẹ, giao dịch gần mức cao kỷ lục đạt được trong phiên trước đó, do kỳ vọng Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 ngày càng tăng đã thúc đẩy nhu cầu tài sản không sinh lời như vàng.

Giá vàng trong nước đứng im vào cuối phiên ngày 18/7

Cuối phiên hôm nay 18/7, giá vàng miếng SJC đều chững lại ở tất cả các doanh nghiệp kinh doanh vàng sau khi đồng loạt tăng mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng vào đầu phiên.

Hiện, giá vàng SJC tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, Tập đoàn Doji, Tập đoàn Phú Quý, hệ thống PNJ và hệ thống cửa hàng Bảo Tín Minh Châu vẫn đứng ở mức 78,5 - 80 triệu đồng/lượng (mua - bán).

 

Chốt phiên ngày 18/7

(triệu đồng/lượng)

Chênh lệch

(nghìn đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

Công ty Vàng SJC chi nhánh Hà Nội

78,50

80,00

-

-

Công ty Vàng SJC chi nhánh Sài Gòn

78,50

80,00

-

-

Tập đoàn Doji

78,50

80,00

-

-

Tập đoàn Phú Quý

78,50

80,00

-

-

Công ty PNJ chi nhánh Hà Nội

78,50

80,00

-

-

Công ty PNJ chi nhánh Sài Gòn

78,50

80,00

-

-

Bảo Tín Minh Châu

78,50

80,00

-

-

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 17h00. (Tổng hợp: Du Y)

Ảnh minh hoạ: Du Y.

Dự báo giá vàng ngày 19/7

Trong phiên giao dịch chiều ngày 18/7, giá vàng giao ngay tăng 0,19% lên 2.462 USD/ounce vào lúc 17h12 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Trong khi, giá vàng giao tháng 8 tăng 0,31% lên 2.467 USD/ounce. 

Theo CNBC, giá vàng tăng nhẹ trong phiên chiều ngày thứ Năm (18/7), giao dịch gần mức cao kỷ lục đạt được trong phiên trước đó, nhờ kỳ vọng về việc Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9/2024 ngày càng tăng đã thúc đẩy nhu cầu tài sản không sinh lời như vàng.

Theo ông Ryan McIntyre, Giám đốc danh mục đầu tư cấp cao tại Sprott Asset Management, lãi suất giảm và cuộc bầu cử ở Mỹ là hai yếu tố trực tiếp có khả năng đẩy giá vàng lên trên mốc 2.500 USD/ounce, vì vàng thường có xu hướng hưởng lợi từ sự bất ổn kinh tế và địa chính trị. Lãi suất thấp hơn làm tăng sức hấp dẫn của vàng.

Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Christopher Waller và Chủ tịch Fed chi nhánh New York John Williams đều lưu ý về triển vọng ngắn hạn hướng đến chính sách tiền tệ nới lỏng hơn. Riêng Chủ tịch Fed chi nhánh Richmond Thomas Barkin cho biết ông "rất phấn khởi" về việc lạm phát giảm mạnh.

Theo công cụ FedWatch của CME, thị trường dự đoán sẽ có đợt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp của Fed vào tháng 9/2024.

Ngân hàng Citi dự đoán trong 6 - 12 tháng tới, giá vàng có thể sẽ tăng lên 2.700 - 3.000 USD/ounce và giá bạc tăng lên 38 USD/ounce. 

Ngân hàng này cũng nói thêm rằng các nhà đầu tư có thể muốn phòng ngừa rủi ro cho các khoản nắm giữ cổ phiếu và tiền tệ của họ khi nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu đang rình rập, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc, điều này có thể thúc đẩy giá kim loại quý này.

Trên thị trường các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,2% lên 30,35 USD, giá bạch kim ổn định ở mức 994,81 USD và giá palladium tăng 0,4% lên 955,77 USD.

Quy đổi theo giá USD của ngân hàng Vietcombank (25.450 đồng), giá vàng thế giới tương đương 75,49 triệu đồng/lượng, thấp hơn 4,51 triệu đồng/lượng so với mức vàng trong nước.

Vàng trong nước thường biến động theo xu hướng thị trường thế giới. Vì vậy, giá vàng SJC có thể tăng nhẹ trong phiên sáng mai (19/7). 

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.