Du lịch nghỉ lễ quá tải do thiếu cảnh báo?

 Kỳ nghỉ lễ 30/4 và Quốc tế Lao động khép lại bằng điệp khúc nhiều bãi biển ken đặc người, tắc đường, tắc cáp treo, giá cả dịch vụ tăng cao ở nhiều điểm du lịch nóng.
du lich nghi le qua tai do thieu canh bao Nhìn lại kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 qua những con số
du lich nghi le qua tai do thieu canh bao
Bãi biển Sầm Sơn - Thanh Hóa đông nghịt người vào ngày lễ 30/4 - 1/5/2018. Ảnh: Minh Châu.

BẤT THƯỜNG

Khu du lịch biển Sầm Sơn vừa vào đầu kỳ nghỉ ken đặc người. Ga cáp treo lên đỉnh Fansipan tắc hàng dài. Giá phòng lưu trú ở Cát Bà, Sa Pa... leo thang. Những hình ảnh này trở nên quen thuộc vài năm gần đây.

Tổng cục Du lịch đưa con số gần 30 triệu lượt khách nội địa trong 4 tháng đầu năm, gần nửa là khách lưu trú. “Dịp nghỉ lễ khách tăng đột biến, giá cả tăng theo là điều dễ hiểu”, ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc công ty Transviet nói. Ngoài kỳ nghỉ tết âm lịch kéo dài tới một tuần, người dân trông vào kỳ nghỉ này để sắp xếp nhu cầu đi xa. Họ ưu tiên dành dịp nghỉ tết cho gia đình, đoàn viên hơn là du lịch nên nhu cầu vào kỳ nghỉ giữa năm cao hơn rất nhiều.

“Chuyện giá cả tăng cao là bình thường. Nhưng bất thường và không thể chấp nhận được là hiện tượng chặt chém, đẩy giá gấp đôi gấp ba ngày thường”, ông Đạt nói. Ông cho rằng hành vi này là biểu hiện của làm ăn chộp giật, ăn xổi chỉ chăm chăm thu một lần bất chấp nguy cơ khách không quay lại. Không hiếm khách còn bị lừa, chẳng hạn nhỡ quên hỏi giá cả có khi phải trả mấy trăm nghìn một đĩa cơm rang.

PGS.TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch cho rằng hiện tượng quá tải điểm đến không chỉ xảy ra ở Việt Nam. Nguyên nhân theo ông do năng lực quản lý điểm đến. TS Vũ An Dân, Trưởng khoa Du lịch Đại học Mở Hà Nội, thành viên Hội đồng tư vấn Du lịch cho rằng chuyện căng thẳng mùa du lịch là muôn thuở, quan trọng là sự quản lý sức chứa điểm đến để khách được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Trước mỗi dịp cao điểm du lịch, Tổng cục Du lịch phát đi công văn yêu cầu địa phương siết quản lý dịch vụ, chấn chỉnh chặt chém, sẵn sàng cho tình huống quá tải. Tuy nhiên chưa địa phương nào đưa dự báo về nguy cơ quá tải, cho nên khách lẻ hoặc du lịch ngẫu hứng rất dễ bị chặt chém và sử dụng dịch vụ kém chất lượng.

QUÊN CẢNH BÁO

“Các địa phương nóng như Tam Đảo, Sa Pa, Sầm Sơn nếu có xảy ra “cháy” phòng, quá tải thì nên cảnh báo trước. Tôi thấy chưa địa phương nào dũng cảm cảnh báo trước cho người dân. Vì thế không hiếm cảnh khách bị kẹt cứng trên đường lên Sa Pa phải ngủ qua đêm trên đèo, có năm khách dự lễ hội Tam giác mạch ở Hà Giang phải vất vưởng ngủ hiên nhà, vỉa hè nhưng địa phương mặc kệ. Có thể họ sợ ảnh hưởng, tuy nhiên xét về lâu dài thì cảnh báo sớm chính là cách quảng bá hình ảnh, đảm bảo chất lượng dịch vụ cho du khách”, ông Nguyễn Tiến Đạt nói.

Theo PGS.TS Phạm Trung Lương, nhiều nơi vẫn mang tâm lí chạy theo lợi ích vật chất cho nên nhiều điểm du lịch tiếp nhận quá khả năng gấp cả chục lần. Ông cho rằng việc xác định sức chứa điểm đến không chỉ tính số du khách, phải cộng thêm cả dân địa phương. Cảnh báo quá tải điểm đến không phải chuyện lạ ở nhiều nước. Mùa anh đào nở rộ là dịp du khách đổ xô đến Nhật Bản. Đại diện một công ty du lịch cho hay cách thời điểm hoa nở một tháng, đối tác ở Nhật từ chối nhận khách dù có được trả thêm tiền. Lựa chọn từ chối chạy theo số lượng để bảo vệ chất lượng sản phẩm cũng là cách phát triển du lịch bền vững của nhiều quốc gia.

Ông Vũ An Dân đưa lời khuyên nếu người dân vẫn muốn du lịch ở thời cao điểm chỉ có hai con đường: Một là đặt dịch vụ sớm để có giá tốt và dịch vụ đảm bảo, thứ hai là học các phượt thủ tìm điểm đến mới. Ông Nguyễn Tiến Đạt cho rằng các khu du lịch mới hoặc còn thưa vắng khách có thể tận dụng kỳ nghỉ để hút khách. Muốn vậy các khu này cần xúc tiến trước vài tháng, vừa tạo ra sản phẩm tốt lại có mức giá hợp lý mới có khả năng cạnh tranh cao với các điểm đến nổi tiếng.

Các chuyên gia cũng nhắc thực tế nhu cầu du lịch của người dân tăng lên mỗi năm, tuy nhiên vẫn còn tâm lí đi theo phong trào và hiệu ứng đám đông. Bên cạnh giải pháp về cảnh báo và quản lý điểm đến, cũng nên chú ý nâng cao nhận thức cho khách du lịch.

Các chuyên gia cũng nhắc thực tế nhu cầu du lịch của người dân tăng lên mỗi năm, tuy nhiên vẫn còn tâm lí đi theo phong trào và hiệu ứng đám đông.
“Trách nhiệm cảnh báo của cơ quan quản lý điểm đến- khái niệm còn mới ở Việt Nam nhưng ở nước ngoài có từ lâu”, TS. Vũ An Dân nói. Những người chịu trách nhiệm có thể dựa trên lượng khách đặt phòng, đặt vé và dịch vụ khác sau đó đưa ra biện pháp cảnh báo hoặc ngừng bán vé. TS. Vũ An Dân cho rằng chính việc khuyến khích người dân đặt trước dịch vụ giúp cơ quan quản lý tiếp nhận thông tin và điều tiết dễ dàng hơn, khách du lịch đỡ bị căng thẳng và chặt chém.

Nguyên Khánh

'MỜI XEM THÊM'

du lich nghi le qua tai do thieu canh bao Hà Nội đón hơn 300.000 lượt khách trong 4 ngày nghỉ lễ
du lich nghi le qua tai do thieu canh bao Quảng Ninh đón 53.000 lượt khách du lịch trong dịp nghỉ lễ
du lich nghi le qua tai do thieu canh bao Những hình ảnh 'chưa đẹp' sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5
chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.