Du lịch, rác thải nhựa và Himalaya

"Chúng tôi thường uống nước trực tiếp từ dòng suối - cho đến khi vùng đất của chúng tôi trở thành một trung tâm du lịch," Chondol nói với Reuters.

Tsering Chondol, 60 tuổi, nhớ lại thời gian khi dòng nước chảy qua thị trấn Leh, nằm ở dãy Himalaya, phía bắc Ấn Độ còn trong lành.

"Chúng tôi thường uống nước trực tiếp từ dòng suối - cho đến khi vùng đất của chúng tôi trở thành một trung tâm du lịch," Chondol nói.

Leh là thị trấn lớn nhất ở vùng xa xôi của Ladakh, được bao phủ bởi đỉnh núi tuyết cao 6.000 mét (19.685 foot). Người dân ở đây chăn dê, trồng lúa mạch và lúa mì sống qua ngày. Nhưng khi các thành viên của tầng lớp trung lưu ngày ưa khám phá các vùng đất lạ đã khiến Ladakh bị đe dọa hệ sinh thái, phá vỡ sự bình yên thông qua các hoạt động du lịch.

Hơn 277.000 du khách đã đến thăm Leh năm ngoái, theo số liệu của cơ quan du lịch địa phương - gấp đôi số lượng cư dân trong khu vực. Kết quả của việc này là đường xá tắc nghẽn, không khí ô nhiễm, đặc biệt là vấn đề nước thải và túi nhựa. "Với sự xuất hiện của rất nhiều khách du lịch, mọi người dần dần quên đi những cách truyền thống để giữ môi trường xung quanh sạch sẽ", Chondol nói, "sự tiện lợi và phổ biến của túi ni lông đã làm cho vấn đề tồi tệ hơn".

du lich rac thai nhua va himalaya
Hai nhà sư Phật giáo đi bộ ở Leh. (Ảnh: Shutterstock / File)

Rigzin Spalgon, người đứng đầu ủy ban thành phố Leh cho biết một thập kỷ trước nơi này rất trong lành và không ô nhiễm. “Và rồi đột ​​nhiên chúng tôi tạo ra hơn 20 tấn chất thải và rất nhiều nước thải mỗi ngày".

Sự suy thoái môi trường ổn định qua nhiều năm thúc đẩy hơn 4.000 tình nguyện viên trong Liên minh Phụ nữ Ladakh, mà bà Chondol là người đứng đầu tham gia chiến dịch loại bỏ rác và túi nhựa.

"Hiện trạng lúc này làm cho chúng tôi nghĩ rằng mình phải làm điều gì đó để bảo vệ cảnh quan", bà nói với Quỹ Thomson Reuters.

Thế giới sử dụng tới 5 nghìn tỷ túi ni-lông hàng năm, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cho biết, với khoảng 15 triệu tấn nhựa kết thúc trong các đại dương mỗi năm.

Ấn Độ tạo ra 15.000 tấn chất thải nhựa hàng ngày. Gần một nửa kết thúc tại bãi rác, trên đường phố và trong hệ thống cống rãnh và nước thải, theo Ban kiểm soát ô nhiễm của Ấn Độ.

Vấn đề ô nhiễm nhựa đã thu hút sự chú ý của chính phủ Ấn Độ, cùng với một cam kết sẽ loại bỏ tất cả các loại nhựa sử dụng một lần trong nước vào năm 2022.

Vùng Jammu và Kashmir đã có bước chuyển mình rất nhanh: Vào tháng Giêng năm nay nơi này đã cấm hoàn toàn việc sử dụng túi ni lông, người vi phạm có thể chịu phạt 5.000 rupee (73 USD) hoặc ngồi tù một tháng.

Một nửa các bang và lãnh thổ công đoàn của Ấn Độ đã đưa ra lệnh cấm sử dụng túi nilon, nhưng nhiều người mua hàng vẫn còn gắn bó với với loại túi này khiến cho lượng rác thải là vô cùng lớn.

Pratibha Sharma từ nhóm chiến dịch Global Alliance for Incinerator Alternatives cho biết: “Về mặt lịch sử, chúng tôi đã có một hồ sơ rất nghèo nàn về việc các chính phủ cấm túi nilon, chất thải nhựa ra môi trường". Trong khi đó Megha Shenoy, một nhà nghiên cứu tại Quỹ nghiên cứu sinh thái và môi trường Ashoka Ấn Độ, cho biết cần có những hành động cụ thể và mạnh mẽ hơn.

Shenoy nói: “Chính phủ cần làm việc với công dân để thu tiền phạt, và các công ty cũng cần phải chịu trách nhiệm với môi trường và xã hội”.

Việc thực hiện lệnh cấm nhựa cũng phụ thuộc vào sức mạnh con người, Shakil Romshoo, người đứng đầu khoa Khoa học trái đất tại Đại học Kashmir cho biết.

"Lý do tại sao những lệnh cấm này không gây ảnh hưởng ở Ấn Độ rất đơn giản: mọi người vẫn chưa tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc đưa những lệnh cấm này thành công", Romshoo nói.

"Lệnh cấm mang túi nhựa ở Ladakh thành công vì các nhóm như Liên minh Phụ nữ đảm bảo sự tham gia của mọi người trong việc thực hiện lệnh cấm", ông nói với Quỹ Thomson Reuters.

Ở Ladakh, các tình nguyện viên liên minh - được hỗ trợ bởi hội đồng địa phương và cảnh sát - kiểm tra các cửa hàng và thị trường lên đến ba lần một năm. Họ cũng được trang bị một giải pháp: họ không chỉ cảnh báo người dân địa phương về các túi nhựa bị hư hại trong môi trường mà còn bán túi vải làm bằng tay thay thế.

Thu nhập từ việc sản xuất và bán túi vải, cũng như trang phục truyền thống, giúp các tình nguyện viên tiếp tục nỗ lực bảo tồn trong khi có thêm thu nhập.

"Tôi muốn trở thành một phần của phong trào Ladakhi vì nó đang giúp ích cho môi trường và cuộc sống ở Ladakh", tình nguyện viên Sonam Dolma nói.

--

du lich rac thai nhua va himalaya Thêm một điểm du lịch nổi tiếng hạn chế khách và cấm đánh cá gần các rạn san hô

Lãnh thổ New Caledonia mới đây đã áp đặt những hạn chế đối với khách du lịch và tàu đánh cá tiếp cận rạn san ...

du lich rac thai nhua va himalaya Xót xa hình ảnh bãi biển Mũi Né trong mùa 'cao điểm' của rác

Theo nguồn tin từ báo Thanh Niên, ông Ngô Ngọc Dũng (Chủ tịch UBND phường Hàm Tiến, Phan Thiết) cho biết, năm nào cũng vậy, ...

du lich rac thai nhua va himalaya Âu thuyền Thọ Quang - Đà Nẵng ngập ngụa rác thải, bốc mùi hôi thối

Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) đang bị rác thải 'tấn công' khiến ô nhiễm.

du lich rac thai nhua va himalaya Mất 5.000 Bảng, gia đình du khách chỉ mua được nỗi thất vọng tràn trề ở Caribe

Bỏ ra một số tiền lớn để tận hưởng kỳ nghỉ, nhưng một gia đình người Anh mới đây đã phải hoàn toàn thất vọng ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.