Du xuân: Những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội

Mỗi năm Tết đến xuân về, người Việt lại đi lễ chùa để mong một năm mới tốt lành và bình an. Hãy cùng dạo quanh thăm những ngôi chùa cổ linh thiêng tại Hà Nội.
 

Tết đến - Xuân về được xem là thời điểm khởi đầu cho một năm mới với nhiều mong ước và khát vọng tốt đẹp. Vào dịp đầu xuân, người Việt Nam thường có phong tục đi lễ chùa cầu mong một năm "thuận buồm xuôi gió" - "vạn sự hanh thông".

Ở Hà Nội, có hơn 100 ngôi chùa lớn nhỏ, nằm xen kẽ trong các phố phường tấp nập. Mặc dù vậy, những ngôi chùa vẫn giữ nguyên được dáng vẻ và những nét kiến trúc nguyên sơ tuyệt đẹp.

Dưới đây là những ngôi chùa nổi tiếng về cầu tài, cầu lộc và cầu duyên cho đầu xuân - năm mới ở Hà Nội.

ha noi dau xuan di le chua bai tet

1. Chùa Trấn Quốc

Địa điểm: Đường Thanh Niên, Hồ Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Hà Nội

Chùa Trấn Quốc nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây có lịch sử gần 1500 năm được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Kiến trúc của ngôi chùa là sự kết hợp hài hòa giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã, an yên.

ha noi dau xuan di le chua bai tet

ha noi dau xuan di le chua bai tet ha noi dau xuan di le chua bai tet

Nổi tiếng linh thiêng về cầu tài, cầu lộc lại là danh thắng bậc nhất đất kinh kỳ, chùa Trấn Quốc xưa kia thường là nơi để các vua chúa ngự giá đến vãng cảnh và cúng lễ vào những ngày rằm, lễ Tết. Đặc biệt vào thời Lý và thời Trần, nhiều cung điện đã được xây dựng tại đây như cung Thúy Hoa, điện Hàm Nguyên phục vụ cho việc nghỉ ngơi, thư giãn của nhà vua.

Bảo tháp được đặt trong khuôn viên của chùa gần cây bồ đề với ý nghĩa: Hoa sen tượng trưng cho Phật, như tính sinh ở dưới bùn mà không bị ô uế, còn bồ đề là tri giác, là trí tuệ vô thượng.

ha noi dau xuan di le chua bai tet

ha noi dau xuan di le chua bai tet

Chùa Trấn Quốc cổ kính hiện nay còn lưu giữ khá nhiều hiện vật như bộ tượng thờ ở thượng điện gồm những pho tượng đúc đồng được tạo tác tỉ mỉ, trau chuốt và mang đến nét đẹp đặc trưng riêng, có một ý nghĩa linh thiêng thần bí. Trong đó có pho tượng Thích Ca nhập Niết bàn được đánh giá là bức tượng Niết bàn đẹp nhất ở Việt Nam.

ha noi dau xuan di le chua bai tet

Chùa không có nhiều bậc đá rêu phong, hay núi non trùng điệp, nhưng đến đây du khách sẽ cảm nhận được sự thư thái, yên bình cùng sóng nước Hồ Tây ngân nga, tránh xa mọi xô bồ, ồn ào náo nhiệt …

ha noi dau xuan di le chua bai tet

ha noi dau xuan di le chua bai tet

ha noi dau xuan di le chua bai tet

ha noi dau xuan di le chua bai tet

Phủ Tây Hồ

Địa điểm: Phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Phủ Tây Hồ trước đây là một làng cổ của Kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây được xem là một trong những ngôi đền linh thiêng để cầu tài, cầu lộc mỗi dịp đầu xuân năm mới.

ha noi dau xuan di le chua bai tet

ha noi dau xuan di le chua bai tet ha noi dau xuan di le chua bai tet

Truyền thuyết về công trình văn hóa tín ngưỡng được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia này cũng là điều khiến không ít du khách trầm trồ. Phủ thờ Bà chúa Liễu Hạnh được xem là một trong bốn vị “tứ bất tử”, là tấm gương về sự tự mình tạo lấy hạnh phúc và là một người đàn bà tài hoa, giỏi đàn ca, thơ phú, đức độ nên đã được dân gian tôn làm Thánh Mẫu.

Độc đáo nhất ở Phủ là ba pho tượng nữ thần: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thủy, Mẫu Địa. Ba vị mẫu này hợp thành Tam phủ, giải thích quá trình tiến hóa của cư dân Việt, từ rừng núi, sông suối xuống đồng bằng định cư trồng lúa nước. Tương truyền Tam phủ thì cai quản thiên phủ sẽ ban phúc lộc cho con người, cai quản địa phủ có địa quán xá bỏ tội lỗi cho con người và cai quản thủy phủ có thủy quan cởi bỏ mọi chướng ngại, khó khăn cho con người. Với sức mạnh huyền bí ban phúc, xá tội và giải ách, tín ngưỡng Tam phủ rất hấp dẫn mọi người.

ha noi dau xuan di le chua bai tet ha noi dau xuan di le chua bai tet

ha noi dau xuan di le chua bai tet

Vào dịp tết đến xuân về, du khách từ khắp nơi thường đổ về đây rất đông, vì cùng với việc lễ cầu may, họ còn thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ, nhớ về “áo mây xe gió” của bà chúa Liễu Hạnh.

Được coi là nơi linh thiêng nên phủ Tây Hồ được nhiều người đến cúng lễ và cầu phúc, cầu lộc, nhất là vào ngày 3 tháng ba và ngày 13 tháng tám âm lịch.

ha noi dau xuan di le chua bai tet

Chùa Láng

Địa điểm: Phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Tên chùa còn được gọi là Chiêu Thiền Tự có ý nghĩa rằng: “Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền”. Người Pháp gọi là Pagode des Dames.

ha noi dau xuan di le chua bai tet

ha noi dau xuan di le chua bai tet

Chùa tương truyền được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (trị vì từ năm 1138 đến năm 1175), để thờ vua cha và tiền thân của Người là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa đã được trùng tu nhiều lần, những lần quan trọng nhất là vào các năm 1656, 1901 và 1989...

ha noi dau xuan di le chua bai tet

ha noi dau xuan di le chua bai tet

Chùa có cảnh quan đẹp, được miêu tả trong tấm bia có niên đại Thịnh Đức thứ tư (1656): “Thật là danh lam bậc nhất, thế gian không có chùa nào sánh kịp. Khí tốt phượng thành bên hữu tỏa khắp, dòng sông Tô Lịch bên tả lượn vòng, Nhị Hà nghìn dặm quanh kinh đô uốn khúc, như rồng xanh lớp lớp chầu về, Tản Viên dãy núi đầy khí đẹp hướng vào, như hổ trắng đàn đàn đến họp”. Giờ đây, mặc dù xung quanh luôn ồn ào xe cộ, nhưng chùa Láng vẫn là chốn thiền lặng, bình yên, như tách hẳn những ồn ào, náo nhiệt nơi trần gian.

ha noi dau xuan di le chua bai tet

ha noi dau xuan di le chua bai tet

Đây là cũng một trong những ngôi chùa có số lượng tượng thờ nhiều nhất Hà Nội và cả Việt Nam, gồm 198 pho tượng lớn nhỏ, tiêu biểu là tượng Lý Thần Tông (1128 – 1138) ngồi trên ngai vàng và pho tượng Từ Đạo Hạnh đan bằng mây phủ sơn bên ngoài.

ha noi dau xuan di le chua bai tet

Vào những ngày đầu xuân, du khách thập phương nườm nượp về đây khói hương nghi ngút và lặng yên hưởng chút dư vị thanh bình hiếm hoi còn sót lại giữa lòng Hà Nội.

ha noi dau xuan di le chua bai tet

Chùa Hà

Địa điểm: Phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Nhắc đến ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất của mảnh đất kinh kì thì chùa Hà là một trong những cái tên nổi tiếng nhất. Ngôi chùa nằm ẩn mình thanh tịnh trên phố chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

ha noi dau xuan di le chua bai tet

ha noi dau xuan di le chua bai tet ha noi dau xuan di le chua bai tet

ha noi dau xuan di le chua bai tet

Chùa Hà được tương truyền là nơi nổi tiếng linh thiêng về cầu duyên nên chùa thu hút rất đông khách thập phương đến tham quan, lễ Phật. Trai chưa vợ, gái chưa chồng đến sắp lễ xin tìm được một nửa của mình. Những đôi yêu nhau cũng đến chắp tay thành kính cầu cho tình duyên trăm năm hạnh phúc.

ha noi dau xuan di le chua bai tet

ha noi dau xuan di le chua bai tet

Nhiều bạn trẻ tìm đến chùa vào ngày rằm để dâng hương, xin sớ, xem quẻ cầu duyên. Lời nguyện cầu của họ đều linh ứng và tin tức này nhanh chóng truyền đến tai mọi người. Từ đó, chùa Hà luôn đông đúc vào những ngày lễ, tết.

ha noi dau xuan di le chua bai tet

Người đến dâng hương không chỉ có những người đang cô đơn, lẻ bóng, những người không may trong chuyện gia đình, mà còn cả những đôi bạn trẻ đến cầu mong cho chuyện tình cảm tốt đẹp hơn. Các hàng lưu niệm quanh chùa cũng bán rất nhiều vòng, nhẫn… mà cái nào cũng đi theo đôi, theo cặp.

ha noi dau xuan di le chua bai tet

ha noi dau xuan di le chua bai tet

chọn
Nhiều dự án ở tỉnh lẻ bung hàng
Những tháng cuối năm, thị trường bất động ở các tỉnh lẻ như Thanh Hóa, Thái Nguyên, Lào Cai, Bắc Ninh... bắt đầu đón nguồn cung từ các dự án mới.