Đưa 1 triệu m3 chất nạo vét về cảng Tổng hợp Vĩnh Tân

Bộ Công Thương yêu cầu chủ đầu tư nghiên cứu phương án (chuẫn bị bãi chứa hoặc nhận chìm) để xử lý hàng triệu m3 vật chất nạo vét khác.

Sau khi báo chí đưa tin về việc nhận chìm vật chất nạo vét cảng Trung tâm điện lực (TTĐL) Vĩnh Tân, phản ánh lo ngại của người dân về tác động của vật chất nạo vét tới môi trường biển, Bộ Công Thương cho biết đã có những phương án cụ thể cho vấn đề này.

Theo đó, Bộ đã giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo tổ chức làm việc với chủ đầu tư các dự án thuộc TTĐL gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty phát điện 3, Công ty nhiệt điện BOT Vĩnh Tân 1 và Chủ đầu tư Cảng tổng hợp Vĩnh Tân (các bên) bàn, thống nhất hướng giải quyết.

Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã trình Lãnh đạo Bộ Công Thương ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị thực hiện công tác nạo vét cảng TTĐL theo 3 giai đoạn.

dua 1 trieu m3 chat nao vet ve cang tong hop vinh tan

Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân.

Cụ thể, giai đoạn 1 sẽ nạo vét đáp ứng tàu có tải trọng 10.000 DWT cấp than cho dự án Vĩnh Tân 1 và đáp ứng tàu 50.000 DWT cấp than cho dự án Vĩnh Tân 4.

Vật chất nạo vét được đưa về Cảng tổng hợp Vĩnh Tân với khối lượng 1 triệu m3 của cảng than Điện lực Vĩnh Tân 1 (350 m3) và luồng dẫn, vũng quay tàu Cảng nhập than TTĐL Vĩnh Tân (650.000 m3).

Giai đoạn 2 tiếp tục nạo vét để đáp ứng tàu 30.000 DWT cấp than cho dự án Vĩnh Tân 1 và tàu 100.000 DWT cấp than cho dự án Vĩnh Tân 4 (và Vĩnh Tân 4 mở rộng, Vĩnh Tân 3).

Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nghiên cứu phương án, chuẩn bị bãi chứa hoặc nhận chìm 920.000 m3 còn lại của dự án Vĩnh Tân 1 và hạng mục luồng dẫn, vũng quay tàu dự án Cảng nhập than TTĐL Vĩnh Tân.

Tổng công ty Phát điện 3 nghiên cứu phương án, chuẩn bị bãi chứa hoặc nhận chìm 2,4 triệu m3 còn lại của hạng mục luồng và vũng quay tàu dự án Cảng nhập than TTĐL Vĩnh Tân.

Giai đoạn 3 nạo vét duy tu hàng năm khu vực trước bến, luồng và bến quay tàu cảng TTĐL Vĩnh Tân. Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Phát điện 3 chủ trì, phối hợp với các bên thống nhất khối lượng, phương án phân bổ chi phí, tiến độ thực hiện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam chuẩn bị bãi đổ hoặc nhận chìm, có thể phối hợp xử lý trong giai đoạn 2.

Bộ Công Thương yêu cầu các phương án bãi đổ hoặc nhận chìm do Tập đoàn Điện lực Việt Nam/Tổng công ty Phát điện 3, Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 lập phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (về địa điểm, về đảm bảo môi trường) theo quy định, đảm bảo hiệu quả kinh tế. Đồng thời nghị chủ đầu tư các dự án trong TTĐL Vĩnh Tân phối hợp thực hiện, báo cáo Bộ Công Thương kết quả và vướng mắc trong quá trình thực hiện để hỗ trợ giải quyết.

Trước đó, nhiều tờ báo đã có nhiều bài viết phản biện liên quan đến việc Bộ TN&MT cấp phép cho nhận chìm gần 1 triệu m3 vật chất nạo vét của Điện lực Vĩnh Tân 1 xuống vùng biển Tuy Phong (gần khu bảo tồn biển Hòn Cau, Bình Thuận).

Sau khi tiếp thu phản biện từ báo chí, Chính phủ đã chỉ đạo cho Viện Hàn Lâm KHCN Việt Nam khảo sát, đánh giá lại toàn bộ các tác động đến môi trường tự nhiên cũng như đời sống xã hội khu vực này. Giữa tháng 8/2017 Chính phủ đã quyết định dừng dự án nhận chìm và đưa khối vật chất này về Cảng tổng hợp Vĩnh Tân.

dua 1 trieu m3 chat nao vet ve cang tong hop vinh tan Cách chức giám đốc tư vấn dự án xin nhận chìm 1 triệu m3 bùn xuống biển

Ông Hà Quốc Quân, Giám đốc Trung tâm tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.