(Ảnh minh họa: Báo Đầu tư) |
Theo thông tin chúng tôi nhận được, Bộ GTVT mới có quyết định giao nhiệm vụ lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 4 dự án đường sắt quan trọng, cấp bách.
Cụ thể, Ban QLDA Đường sắt (Bộ GTVT) được giao chủ trì, phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức lập 2 dự án gồm:
Dự án Cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh (1.950 tỉ đồng); Dự án Cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh (1.400 tỉ đồng).
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được giao chủ trì tổ chức lập 2 dự án gồm: Dự án gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh - Nha Trang (số vốn 1.800 tỉ đồng); Dự án Cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang - Sài Gòn (số vốn 1.850 tỉ đồng).
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng yêu cầu các đơn vị nêu trên rà soát tổng thể các dự án cải tạo nâng cấp, sửa chữa trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP HCM đã được bố trí vốn để đảm bảo tiết kiệm, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đã bố trí cũng như không trùng lặp hạng mục.
Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 556; trong đó bố trí 7.000 tỉ đồng thực hiện 4 dự án cấp bách của ngành đường sắt.
Cụ thể, thứ nhất là Dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP HCM.
Dự án này được đề nghị bố trí 1.950 tỉ đồng để thay thế khoảng 111/522 cầu yếu nhằm đảm bảo ATGT và từng bước đồng nhất tải trọng 4,2 T/m trên toàn tuyến, đồng thời kết hợp cải tạo kiến trúc tầng trên một số đoạn đường hai đầu cầu.
Thứ hai là Dự án gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh - Nha Trang.
Dự án này được bố trí 1.800 tỉ đồng để gia cố 11/22 hầm yếu để đảm bảo an toàn chạy tàu, xóa bỏ các điểm hạn chế tốc độ, đồng thời kết hợp mở mới các ga cải tạo kiến trúc tầng trên một số đoạn và xử lý một số điểm giao cắt giữa đường bộ - đường sắt có nguy cơ mất ATGT cao.
Thứ ba là Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh.
Dự án này được bố trí 1.400 tỉ đồng để nâng cấp, cải tạo nền đường cũ; kéo dài đường ga, đặt thêm đường số 3 với ga chỉ có 2 đường, mở thêm một số ga mới để tăng năng lực thông qua.
Cải tạo các đoạn có bán kính đường cong nhỏ kết hợp xử lý đồng bộ trắc dọc, nền đường và kiến trúc tầng trên; xử lý một số điểm giao cắt giữa đường bộ - đường sắt có nguy cơ mất ATGT cao trên đoạn Hà Nội - Vinh.
Thứ tư là Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang - Sài Gòn.
Dự án này được đề nghị bố trí 1.850 tỉ đồng để nâng cấp, cải tạo nền đường cũ; kéo dài đường ga, đặt thêm đường số 3 với ga chỉ có 2 đường, mở thêm một số ga mới để tăng năng lực thông qua.
Cải tạo các đoạn có bán kính đường cong nhỏ kết hợp xử lý đồng bộ trắc dọc, nền đường và kiến trúc tầng trên; xử lý một số điểm giao cắt giữa đường bộ - đường sắt có nguy cơ mất ATGT cao trên đoạn Nha Trang - Sài Gòn.
Mới đây, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã ký kết hợp đồng nâng cấp, cải tạo 20 công trình (100 đường ngang) biển báo thành đường ngang cảnh báo tự động, có cần chắn tự động tại TP Đà Nẵng trị giá hơn 176 tỉ đồng. Đây là dự án nhằm góp phần kiềm chế tai nạn giao thông trong ngành đường sắt. Được biết, dọc tuyến đường sắt trên cả nước có 5.664 điểm giao cắt đồng mức, trong đó có 4.147 là lối đi tự mở và chỉ có 654 đường ngang có cần chắn tự động và có người gác. Gần đây, nhiều vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng đã xảy ra ở các đường ngang khiến nhiều người thiệt mạng. |
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chỉ nên khai thác riêng tàu khách?
Theo liên danh tư vấn, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam nếu khai thác chung tàu khách và tàu hàng sẽ tốn chi ... |
Dự kiến lượng nhân sự 'khủng' vận hành đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Phía liên danh tư vấn đưa ra dự tính số lượng nhân lực phục vụ quản lý vận hành đường sắt tốc độ cao Bắc ... |
Vụ kê ván qua đường sạt lở thu tiền BOT: 'Phí' đã giảm khi có lực lượng chức năng
Chia sẻ trên Dân trí, lãnh đạo xã Lương Thịnh cho biết, ngay khi thấy lực lượng chức năng, những người kê ván đã giảm ... |