Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chỉ nên khai thác riêng tàu khách?

Theo liên danh tư vấn, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam nếu khai thác chung tàu khách và tàu hàng sẽ tốn chi phí đầu tư, bảo dưỡng.
 
duong sat toc do cao bac nam chi nen khai thac rieng tau khach
(Ảnh minh họa)

Cần thiết đầu tư đường sắt tốc độ cao?

Liên quan đến dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, theo liên danh Tư vấn Tedi - Tricc - Tedishouth, trên hành lang vận tải Bắc - Nam, đường bộ đang chiếm thị phần lớn nhất.

Cụ thể, thị phần vận tải đường bộ chiếm tới 72% hành khách và 59% hàng hóa. Trong khi đó, đường bộ tiếp tục được đầu tư hệ thống cao tốc.

Trong khi đó, vận tải hành khách đường thủy hầu như không có (hàng hóa khoảng 39,5%) và vận tải hành khách hàng không là 22%.

"Đường sắt hạ tầng rất kém phát triển, thị phần rất thấp, khoảng 6% hành khách, 1,4% hàng hóa", liên danh tư vấn cho biết.

Phía liên danh cũng dự báo nhu cầu vận tải đến năm 2030 sẽ có khoảng 1,97 triệu hành khách/ngày và 2,78 triệu tấn hàng hóa trên hành lang Bắc - Nam.

"Nếu không đầu tư thêm loại hình vận tải khối lượng lớn sẽ không đám ứng được nhu cầu vận tải trên hành lang Bắc - Nam", liên danh nhận định.

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước cũng như bối cảnh khu vực cho thấy nghiên cứu đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao tại thời điểm nay là phù hợp.

duong sat toc do cao bac nam chi nen khai thac rieng tau khach 'Thế giới không đưa nhà ga, bến xe ra xa trung tâm thành phố'

Khai thác chung tàu khách, tàu hàng sẽ tốn kém

Để có cơ sở tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu dự án báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư, liên danh tư vấn cũng đang đề nghị Bộ GTVT xem xét, có ý kiến về một số nội dung.

Về phương án phát triển đường sắt trên trục Bắc - Nam, liên danh đưa ra hướng xây dựng mới đường sắt tốc độ cao riêng biệt. Tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện tại được nâng cấp để vận tải hàng hóa và hành khách địa phương.

Về phương án khai thác đường sắt tốc độ cao, liên danh đưa ra các phương án gồm khai thác riêng tàu khách và chung với tàu hàng.

Cụ thể, nếu khai thác riêng tàu khách với tổng số 23 ga; trong đó có 1 ga bán ngầm và 22 ga trên cao; chiều cao dầm cầu 2,6m; số lượng tàu khách cần là 101 đoàn tàu.

Nếu khai thác chung tàu khách với tàu hàng thì cần tổng cộng 29 ga; trong đó 23 ga khách và 6 ga hàng trên mặt đất (Ngọc Hồi, Vũng Áng, Đà Nẵng, Diêu Trì, Nha Trang và Đồng Nai); tàu khách là 101 đoàn tàu, tàu hàng cần 7 đầu máy và 2424 toa xe hàng.

"Nếu khai thác chung sẽ phải bố trí thêm ít nhất 6 ga hàng cùng trang thiết bị hóa vận, các Depot bảo dưỡng sửa chữa tàu hàng.

Kết cấu hạ tầng phương án chạy chung sẽ đòi hỏi vững chắc, kiên cố hơn do đó chi phí đầu tư cao hơn.

Nếu khai thác chung, chi phí đầu tư tăng khoảng 10%, chi phí bảo dưỡng tăng khoảng 14 triệu USD/năm; chi phí vận hành tăng 26 triệu USD/năm; vậng tải hàng hóa tăng 7 USD/km.

Khai thác chung sẽ làm tăng chi phí xây dựng, tăng chi phí bảo dưỡng, giá thành vận chuyển cao hơn. Một số quốc gia ngừng khai thác chung do không hiệu quả", liên danh cho biết.

duong sat toc do cao bac nam chi nen khai thac rieng tau khach Đề xuất tổng chiều dài hệ thống cao tốc tăng từ 6.411 km lên 7.056 km

Tốc độ 320 km/h là phù hợp

Về công nghệ đường sắt tốc độ cao, liên danh đưa ra công nghệ đoàn tàu động lực phân tán (EMU), tín hiệu điều khiển tàu tự động trên nền tảng thông tin vô tuyến.

Tốc độ khai thác theo định hướng lâu dài thiết kế là 350 km/h, khai thác 320 km/h. Giai đoạn đầu cho đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - Sài Gòn khai thác tốc độ 160 km/h - 200 km/h.

"Hiện nay trên thế giới có khoảng 32,747 km đường sắt tốc độ cao khai thác với vận tốc từ 250 km/h trở lên. Tốc độ lớn nhất hiện tại khai thác ổn định là 320 km/h", liên danh tư vấn thông tin.

Liên danh cũng cho rằng, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có chiều dài lớn hơn 1.500 km do vậy cần tốc độ khai thác lớn để đảm bảo hấp dẫn hành khách và cạnh tranh các loại hình vận tải khác.

Ngoài ra, tổng chi phí đầu tư giữa tốc độ 350 km/h và 200 km/h ở mức có thể chấp nhận được.

Về vị trí đặt ga, phía liên danh cũng đưa ra một số tiêu chí như tại trung tâm kinh tế, chính trị của mỗi tỉnh, thành phố sẽ bố trí một ga đường sắt tốc độ cao phục vụ kết nối địa phương.

Đối với các vị trí ga bố trí thêm cần thỏa mãn các tiêu chí như khoảng cách giữa các ga đảm bảo cự ly tối thiểu 50 km; đô thị lựa chọn đặt ga phải đạt loại 3 trở lên.

Vị trí ga cần phù hợp với điều kiện hiện trạng, quy hoạch của địa phương, cố gắng tiếp cận khu vực trung tâm đô thị hoặc các khu vực có tiềm năng phát triển đô thị trong tương lai.

Đảm bảo khả năng kết nối tốt với hệ thống giao thông khu vực đặc biệt là giao thông công cộng để khai thác tối đa năng lực hệ thống, tạo thành mạng lưới vận tải hoàn chỉnh.

duong sat toc do cao bac nam chi nen khai thac rieng tau khach Sửa chữa cầu Thăng Long: Vẫn phải chờ chuyên gia Nga?

Trong tháng 9, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ làm việc với đoàn chuyên gia Nga về việc sửa chữa cầu Thăng Long.

duong sat toc do cao bac nam chi nen khai thac rieng tau khach Chủ tịch xã lên tiếng vụ 'học sinh trèo thang lên cầu treo sắp gãy để đi học'

Chủ tịch xã Văn Luông thông tin vụ 'học sinh trèo thang lên cầu treo sắp gãy để đi học' ở Tân Sơn, Phú Thọ.

duong sat toc do cao bac nam chi nen khai thac rieng tau khach Bộ GTVT đình chỉ kiểm định viên, cảnh cáo nhiều trung tâm đăng kiểm

Sau thanh tra, Bộ GTVT đã yêu cầu đình chỉ hoạt động 7 kiểm định viên và cảnh cáo nhiều trung tâm đăng kiểm.

duong sat toc do cao bac nam chi nen khai thac rieng tau khach Vướng mắc tiền tỉ ở BOT QL2, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng xử lý

Theo Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ đang thực hiện đàm phán với nhà đầu tư BOT QL2 để chuẩn bị chuyển giao công trình ...

duong sat toc do cao bac nam chi nen khai thac rieng tau khach Bảo trì đường bộ: VEC bị 'tố' lập doanh nghiệp để chỉ định thầu

Theo Công ty Nam Hải, VEC là doanh nghiệp có vốn nhà nước lại thành lập một loạt các doanh nghiệp mới có vốn nhà ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.