Sửa chữa cầu Thăng Long: Vẫn phải chờ chuyên gia Nga?

Trong tháng 9, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ làm việc với đoàn chuyên gia Nga về việc sửa chữa cầu Thăng Long.
sua chua cau thang long van phai cho chuyen gia nga
Cầu Thăng Long. (Ảnh: VOV)

Cầu Thăng Long hư hỏng như thế nào?

Liên quan đến việc cầu Thăng Long (Hà Nội) bị hư hỏng, theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, từ năm 2016 đến nay, cây cầu này do Cục Quản lý Đường bộ I tổ chức quản lý.

"Trong quá trình quản lý đơn vị duy tu bảo dưỡng thường xuyên đã sửa chữa cục bộ các vị trí bê tông nhựa bị trượt, xô dồn, ổ gà để đảm bảo giao thông.

Gần đây mưa nhiều phát sinh hư hỏng nhưng đã được sửa chữa đảm bảo giao thông. Tuy nhiên do mưa liên tục nên các vị trí sửa không được phẳng nhẵn. Các đơn vị duy tu đã khắc phục miếng vá lồi", Tổng cục Đường bộ cho biết.

Cũng theo đơn vị này, các hư hỏng của cầu Thăng Long chủ yếu là lớp bê tông nhựa trượt trên bản thép; xô dồn, nứt ngang mặt cầu.

Thứ hai là lớp mặt bê tông nhựa bị nứt dọc mặt cầu. Cụ thể, các vết nứt nhỏ nhưng chạy song song dọc câu, các vết nứt cách đều nhau.

Được biết, phía Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã liên hệ với công ty và chuyên gia Nga về việc sửa chữa cầu Thăng Long.

"Phía Nga đã trả lời có thể hợp tác nhưng đề nghị chuyển tài liệu cho họ nghiên cứu trước. Đồng thời phía Nga sẽ khảo sát tình hình thực tế.

Hiện nay Tổng cục đã chuyển một số tài liệu do Tư vấn KEI (được JICA lựa chọn) nghiên cứu trước đây cho phía Nga để họ nghiên cứu và có giải pháp sơ bộ", Tổng cục cho hay.

Đề xuất 3 phương án sửa chữa cầu Thăng Long

Về phương án sửa chữa mặt cầu Thăng Long, ông Nguyễn Văn Huyện đề xuất Bộ GTVT, trong thời gian tới Tổng cục sẽ trao đổi, làm việc với phía Nga, khi đoàn công tác của Nga sang Việt Nam làm việc (từ ngày 17-21/9/2019), sau đó Tổng cục sẽ có hướng hợp tác, làm việc cụ thể với phía Nga.

Theo Tổng cục Đường bộ, trường hợp phương án đề nghị nước ngoài nghiên cứu không thực hiện thì có 3 hướng xử lý.

Phương án thứ nhất là sửa chữa tống thể cả bản thép mặt cầu (tăng độ cứng, tăng khả năng chịu lực cho lớp bản thép trực hướng).

Sau đó, thí điểm sửa chữa mặt cầu như sau bằng việc khắc phục, tăng cường dính bám, chống trượt lớp bê tông nhựa trên mặt thép theo hướng khôi phục lại nguyên lý thiết kế trước đây.

"Giải pháp này có thể sẽ khắc phục được hết các hư hỏng trên, nhưng có nhược điểm là tốn kém kinh phí; kéo dài thời gian; đảm bảo giao thông khó khăn.

Thi công lớp bản thép trực hướng khó khăn do kết cấu dàn thép đã có chuyển vị và đường sắt không thể dừng khai thác; thủ tục liên quan đến đánh giá tác động lên kết cấu dàn thép phức tạp", Tổng cục thông tin.

Phương án hai là chỉ thí điểm sửa chữa lớp bê tông nhựa mặt cầu như phương án 1, không sửa chữa phần kết cấu thép.

Tuy nhiên, phương án này sẽ không xỷ lý được triệt để hiện tượng nứt dọc và suy giảm khả năng chịu tải.

Phương án ba là cho hàn lưới thép trên bản thép mặt cầu, sau đó làm lớp dính bám như phương án 1 và thảm bê tông nhựa.

"Tuy nhiên các chuyên gia lo ngại trong quá trình hàn phát sinh nhiệt có thể làm biến dạng bản thép và trong quá trình khai thác, do biến dạng và dao động của bản thép làm bong bật các mối hàn", Tổng cục Đường bộ cho biết.

Tổng cục Đường bộ cũng đề xuất trong khi chờ kết quả nghiên cứu của chuyên gia Nga thì Cục Quản lý Đường bộ I tiếp tục duy tu, bảo dưỡng.

Phải sửa bền vững trên 10 năm

Liên quan đến việc sửa chữa cầu Thăng Long, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết cây cầu này có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên thời gian xây dựng đã lâu nên xuống cấp.

Ông Thể cũng đề nghị các đơn vị liên quan đưa ra giải pháp sửa chữa cầu và ít nhất là phải bền vững từ 10 năm trở lên.

"Những giải pháp đề xuất phải đảm bảo được mục tiêu này mới được xem xét, các đề xuất mang tính chất thử nghiệm sẽ không thực hiện", Bộ trưởng GTVT yêu cầu.

Ngoài ra, Bộ trưởng GTVT cũng đề nghị ưu tiên những đơn vị trước kia đã xây dựng cầu Thăng Long để hợp tác, nghiên cứu.

Về công tác duy tu, sửa chữa mặt cầu Thăng Long trong thời gian tới, ông Thể cũng yêu cầu nghiên cứu đề xuất phương án sửa chữa mặt cầu của một số cơ quan, đơn vị có nhiều ưu điểm (ví dụ trường Đại học GTVT) để phối hợp và yêu cầu đơn vị đề xuất nghiên cứu phương án sửa chữa, xử lý nứt dọc.

Các đơn vị liên quan của Bộ GTVT cũng được yêu cầu chuẩn bị các nội dung để trao đổi làm việc với đoàn chuyên gia Nga (từ ngày 17/9).

"Không sửa được cầu thì cả ngành giao thông mắc cỡ với dân", ông Thể nói.

sua chua cau thang long van phai cho chuyen gia nga Chủ tịch xã lên tiếng vụ 'học sinh trèo thang lên cầu treo sắp gãy để đi học'

Chủ tịch xã Văn Luông thông tin vụ 'học sinh trèo thang lên cầu treo sắp gãy để đi học' ở Tân Sơn, Phú Thọ.

sua chua cau thang long van phai cho chuyen gia nga Đề xuất tổng chiều dài hệ thống cao tốc tăng từ 6.411 km lên 7.056 km

Bộ GTVT đang tiến hành xem xét điều chỉnh quy hoạch mạng đường cao tốc Việt Nam trong đó đơn vị tư vấn đề xuất ...

sua chua cau thang long van phai cho chuyen gia nga Bộ GTVT đình chỉ kiểm định viên, cảnh cáo nhiều trung tâm đăng kiểm

Sau thanh tra, Bộ GTVT đã yêu cầu đình chỉ hoạt động 7 kiểm định viên và cảnh cáo nhiều trung tâm đăng kiểm.

sua chua cau thang long van phai cho chuyen gia nga 'Thế giới không đưa nhà ga, bến xe ra xa trung tâm thành phố'

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đề nghị áp dụng kinh nghiệm các nước tiên tiến trên thế giới về quy hoạch bến ...

sua chua cau thang long van phai cho chuyen gia nga Vướng mắc tiền tỉ ở BOT QL2, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng xử lý

Theo Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ đang thực hiện đàm phán với nhà đầu tư BOT QL2 để chuẩn bị chuyển giao công trình ...

sua chua cau thang long van phai cho chuyen gia nga Bảo trì đường bộ: VEC bị 'tố' lập doanh nghiệp để chỉ định thầu

Theo Công ty Nam Hải, VEC là doanh nghiệp có vốn nhà nước lại thành lập một loạt các doanh nghiệp mới có vốn nhà ...

chọn
'Đất huyện ven trúng đấu giá gấp nhiều lần khởi điểm là đúng thực tế'
Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường cho rằng các địa phương đã kiểm soát chặt công tác đấu giá nhưng thời điểm giao thoa giữa luật cũ và mới phần nào khiến giá trúng tăng cao.