Giả gái: một phần của nền văn hóa chính thống ở Philadelphia, Hoa Kỳ

Đã bao giờ bạn nghĩ đến một ngày hội dành riêng cho người giả gái, được công nhận như một lễ hội văn hóa thực thụ? Điều đó đã và đang diễn ra ở Philadelphia.
gia gai mot phan cua nen van hoa chinh thong o philadelphia hoa ky Nam sinh mặc váy đỏ, 'bung lụa' hết cỡ khiến dân mạng ngỡ ngàng
gia gai mot phan cua nen van hoa chinh thong o philadelphia hoa ky Màn giả gái của nam cảnh sát khiến 20 tên tội phạm sập bẫy

“Drag” là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Dressed Resembling A Girl”, tạm dịch là “Diện trang phục như một cô gái”. Thuật ngữ này được cho là có nguồn gốc từ một vở kịch của Shakepeares, khi vài nam diễn viên trong vở kịch đóng các vai phụ nữ.

Ít ai biết rằng tại Philadelphia của nước Mỹ, ngay từ nửa đầu thế kỷ XIX, lối ăn mặc giả gái này đã rất phổ biến và dần trở thành một phần của nền văn hóa chính thống tại nơi đây. Những người đàn ông giả gái được gọi bằng rất nhiều cái tên: những diva, những bông hoa phăng, những tạo vật đáng yêu,... Họ có thể là trai thẳng, đồng tính, song tính hoặc bất kỳ giới tính nào khác.

gia gai mot phan cua nen van hoa chinh thong o philadelphia hoa ky
Một người đàn ông mặc trang phục phụ nữ (chính giữa) năm 1902 (Ảnh: LGBTQNation).

Đầu thế kỷ XIX là khoảng thời gian Ngày Giả trang Diễu hành Chào năm mới (Mummer’s New Year Day Parade) bắt đầu được tổ chức tại Philadelphia. Từ “Mummers” bắt nguồn từ chữ “momérie” (hội giả trang) trong tiếng Pháp. Từ đó đến nay đã hơn một thế kỷ, hàng trăm người đàn ông thuộc nhiều thế hệ đã tham gia cuộc diễu hành này nhằm công khai thách thức những kỳ vọng về giới tính truyền thống của xã hội.

Ban đầu, cuộc diễu hành chỉ bao gồm một nhóm đàn ông ăn vận trang phục kì quặc đi lang thang khắp thành phố, gây ồn ào, phá phách và bắn súng để chào năm mới. Quy mô của cuộc diễu hành nhanh chóng mở rộng dù vẫn giữ truyền thống ban đầu: toàn bộ người tham gia là đàn ông. Họ thậm chí còn viết những bài chỉ trích các chính trị gia địa phương, vẽ những bức tranh biếm họa sắc tộc. Một số người tham gia được đưa cho các bộ quần áo phụ nữ để mặc như một cách châm biếm, trào phúng xã hội.

Năm 1895, một phóng viên tờ Inspirer đã viết: “Một tay súng đã làm trò mua vui bằng cách ăn vận giống phụ nữ đến mức không ai tỉn rằng ông ta không phải là phụ nữ. Một chiếc váy màu xanh lá cây với cái đuôi dài quét đất, phần thân váy đính rất nhiều hoa hồng, một chiếc dù che nắng màu trắng cầu kỳ, khuôn mặt trát phấn dày cộp và nụ cười dịu dàng đủ đi thẳng vào trái tim người mà “cô ấy” đang nhìn vào”.

Sau đó, thành phố Philadelphia bắt đầu chính thức tài trợ cho Ngày Giả trang Diễu hành Chào năm mới, đồng thời tạo ra một giải thưởng dành cho “Người cải trang phụ nữ tuyệt nhất”. Điều quan trọng là đây không phải một giải thưởng do những người tham gia tự tạo ra để khích lệ lẫn nhau mà là một giải thưởng thực thụ, nghiêm túc, có uy tín. Hàng năm, rất nhiều người đầu tư tiền bạc, công sức lớn để làm nên những bộ trang phục phụ nữ lộng lẫy, ấn tượng nhất đem đi dự thi.

gia gai mot phan cua nen van hoa chinh thong o philadelphia hoa ky
Hai người đàn ông Ray Gordon (trái) và Lee Watson (phải) trong cuộc diễu hành năm 1949 (Ảnh: LGBTQNation).

Qua nhiều thập kỉ, các đối thủ cạnh tranh được khoác lên người những bộ trang phục phù hợp với xu hướng của thời đại: váy thắt lưng tôn lên đường eo của năm 1914, trang phục với phần cổ thiết kế tinh xảo của những năm 1920, váy cưới đuôi dài quyến rũ của những năm 1930. Đặc biệt, trào lưu giả gái trong khoảng thời gian 1930-1933 đã lan ra toàn thể nước Mỹ và được lịch sử ghi lại với cái tên “cơn sốt hoa phăng” (the pansy craze).

Trong một cuốn sách có tên là “Strange Loves”, nhà văn La Forest Potter đã viết, "điều kỳ lạ nhất là, trong khá nhiều năm, giải nhất đã luôn luôn được đối xử như một huyền thoại, được trang điểm kỹ càng và diện trang phục áo choàng của nữ hoàng. Bộ trang phục lộng lẫy và tinh tế nhất trong toàn bộ cuộc diễu hành được thiết kế và mặc bởi một nhà thiết kế nam, mà nghề nghiệp thực sự của anh ta là trang trí nội thất”.

Đến những năm 1930, 40 và 50, cuộc diễu hành giả trang đã thu hút hàng trăm đối thủ cạnh tranh từ các thành phố New York, Washington, và Boston. Họ đổ xô đến Philadelphia để thể hiện phong cách trên con phố Broad Street, vô tình biến đường phố thành một vườn hoa đầy sắc màu.

Diễu hành giả trang bắt đầu có sự xuất hiện của phụ nữ thực thụ từ cuối những năm 1970. Dần dần, số lượng phụ nữ đóng vai phụ trong các cuộc diễu hành giảm đi vào đầu những năm 1990 và gần như biến mất trong khoảng 20 năm trở lại đây.

gia gai mot phan cua nen van hoa chinh thong o philadelphia hoa ky
Các huyền thoại Marilyn Monroe, Diana Ross chụp ảnh cùng những người giả gái tại cuộc diễu hành năm 1985. (Ảnh: LGBTQNation).

Cho đến nay Ngày Giả trang Diễu hành Chào năm mới vẫn được tổ chức đều đặn hàng năm tại Philadelphia. Đã có không ít nghiên cứu xoay quanh vấn đề giới tính của các thành viên có mặt trong lễ diễu hành cũng như dự cuộc thi giả gái. Những người đã dành rất nhiều thời gian và sức lực cho cuộc thi này là ai? Điều gì thúc đẩy họ tham gia từ năm này qua năm khác? Sự quan tâm của họ đối với trang phục nữ giới liệu có phải chỉ dừng lại ở cuộc thi này không, hay đó là đam mê thường ngày của họ?

Liệu có ai trong số họ tự xác định mình là phụ nữ hay không? Những người giả trang khác, công chúng và báo chí nhìn nhận họ như thế nào? Điều quan trọng nhất là liệu họ đã bao giờ cảm thấy mình có gắn bó, mình là một phần của cộng đồng người LGBT ở Philadelphia? Bởi rõ ràng là những màn trình diễn đầy quyến rũ của họ đã cuốn hút không ít khán giả là LGBT.

Dù sao thì, mỗi năm một lần ở Philadelphia, người ta đã tổ chức kỉ niệm một điều được coi là khác biệt – việc đó có ý nghĩa rất lớn với cộng đồng người LGBT vốn đã phải nhận sự đối xử khác biệt rất nhiều lần trong cuộc đời.

chọn
Địa phương sắp 'lên đời' của Nghệ An tìm chủ cho ba dự án bất động sản gần 2.000 tỷ đồng
Từ đầu năm đến nay, Nghệ An liên tục phát thông báo mời đầu tư ba dự án bất động sản tại thị xã Cửa Lò, nơi sắp được sáp nhập vào TP Vinh.