Gia Lai: Dân trồng giống 'tiêu lạ', thương lái chưa ai mua

Sau khi hàng loạt ha tiêu bị chết khô, người dân Gia Lai mạo hiểm trồng giống tiêu lạ với hi vọng giống mới cho năng suất, chất lượng cao.
gia lai dan trong giong tieu la thuong lai chua ai mua Đắk Lắk: Nông dân điêu đứng vì tiêu chết hàng loạt
gia lai dan trong giong tieu la thuong lai chua ai mua
Sau khi hàng loạt ha tiêu bị chết, người dân đã thay thế bằng giống tiêu mới. Ảnh: T.A.

Theo như tìm hiểu của chúng tôi, giống tiêu lạ chủ yếu được người dân khu vực huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) mua từ TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước... về để trồng thử.

Gia đình anh Phạm Trọng Thiệm (trú làng Roh, xã Al Bá, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) cho biết, gia đình anh đã trồng tiêu được nhiều năm nay. Nhưng vừa rồi số lượng tiêu của nhà anh bỗng dưng khô héo, rồi chết dần. Thời gian gần đây, nghe thông tin trên mạng xã hội về giống tiêu lạ cho năng suất, chất lượng nên anh đã bắt xe xuống TP Hồ Chí Minh để mua về trồng thử nghiệm.

Đợt đầu tiên anh xuống vài trăm trụ tiêu, nhưng được một thời gian số giống tiêu lạ trên bỗng dưng khô héo rồi chết hết. Không chịu dừng lại tại đây, anh Thiệm quyết tâm lặn lội đường xa đi mua giống một lần nữa để về trồng. Sau khi bỏ hơn 50 triệu đồng để mua khoảng 2000 dây tiêu. Hiện nay chỉ có 400 cây tiêu của gia đình anh còn sống sót.

“Khi mua giống, chủ cửa hàng hứa hẹn tới thời điểm thu hoạch sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm của gia đình, nhưng hiện nay khi tiêu ra trái tôi không thấy ai thu mua. Ngay cả thương lái cũng không biết giống tiêu lạ này”, anh Thiệm lo lắng nói.

gia lai dan trong giong tieu la thuong lai chua ai mua
Giống tiêu lạ được người dân trồng ồ ạt. Ảnh: T.A.

Theo quan sát của chúng tôi, giống tiêu lạ này có cuống lá ngắn, phiến lá có đầu nhọn, quả đơn, mọng nước. Người dân nơi đây cho hay, do lá và trái giống cây lá lốt nên gọi là tiêu lốt.

Cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự gia đình anh Thiệm, chị Bùi Thị Hài (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) cho hay, sau khi hơn 1.000 trụ tiêu của gia đình bị chết héo, chị nghe có giống tiêu mới cho năng suất chất lượng cao nên đầu tư về trồng. Sau đó, chị Hài xuống Bình Phước để mua 400 dây tiêu về trồng thử. Sau nửa năm trồng, cây tiêu của gia đình phát triển rất tốt và sai quả.

“Hiện ở đây chưa có thương lái đến hỏi mua, nhưng một vài đại lí trong Bình Dương đã ra giá 140.000/kg, nhưng do có ít nên gia đình tôi chưa bán. Nếu đầu ra ổn định, giá thành cao gia đình tôi sẽ mở rộng diện tích trồng giống tiêu này”, chị Hài tâm sự.

gia lai dan trong giong tieu la thuong lai chua ai mua
Hiện vẫn chưa có thương lái đến hỏi mua giống tiêu lạ. Ảnh:T.A

Không chỉ người dân huyện Chư Sê trồng thử giống tiêu lạ, một HTX tại địa phương cũng đã trồng giống tiêu này từ năm 2014.

Đại diện HTX cho hay, do đơn vị đã trồng lâu và cho năng suất chất lượng cao, kèm theo đầu ra ổn định ở thị trường Châu Âu nên một số xã trong huyện Chư Sê cũng đã đặt vấn đề nhân rộng mô hình trồng tiêu. Tuy nhiên, do giống tiêu mới nên HTX chỉ mới đảm bảo được đầu ra cho HTX chứ chưa thể giúp đỡ cho người dân.

Ông Nguyễn Văn Hợp, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Sê cho biết, loại "tiêu lạ" mà một số người dân đang trồng hiện nay là giống tiêu lốt.

Đây là loại cây phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng Việt Nam. Loại cây này phát triển tốt và cho năng suất, chất lượng ổn định. Mặc dù vậy, nhưng đây là giống tiêu mới nên người dân cần tìm hiểu thị trường trước khi trồng ồ ạt, tránh tình trạng cung hơn cầu.

Còn ông Hà Ngọc Uyển, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai cho rằng, giống tiêu mới này chưa được cơ quan nào nghiên cứu, thử nghiệm để đánh giá khả năng thích nghi.

“Chúng tôi khuyến cáo người dân không nên nhân rộng hoặc trồng ồ ạt giống cây này trừ khi có các kết luận cụ thể từ cơ quan chuyên môn”, ông Uyển thông tin.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.