Gia tăng xu hướng xây dựng trung tâm dữ liệu mới trong các toà nhà cũ

Các nhà đầu tư đang tìm cách giảm thời gian chờ đợi việc xây dựng các trung tâm dữ liệu mới bằng cách chuyển đổi công năng của các tòa nhà cũ.

Khi nhu cầu về dữ liệu tăng lên, các nhà đầu tư đang chọn cách chuyển đổi các tòa nhà văn phòng cũ hoặc nhà kho trống thành trung tâm dữ liệu. Theo JLL, đây như là một giải pháp thay thế nhanh hơn, tiết kiệm chi phí hơn so với việc xây dựng các tòa nhà mới.

Nhiều nhà đầu tư đang chuyển đổi các tòa nhà văn phòng cũ hoặc nhà kho trống thành trung tâm dữ liệu. (Ảnh minh hoạ: JLL).

Đơn cử, tại Hồng Kông, năm 2021, Giám đốc bất động sản hậu cần ESR đã mua lại một cơ sở lưu trữ lạnh và chuyển đổi thành một trung tâm dữ liệu 40 megawatt sau khi nhận được sự cho phép của cơ quan quy hoạch thành phố.

Tại Mỹ, tháp Ngân hàng Union 15 tầng - một tòa nhà văn phòng 54 tuổi ở Portland, Oregon, đang được bán để tái sử dụng thành cơ sở trung tâm dữ liệu.

Nói về xu hướng này, ông Chris Street, Giám đốc Điều hành Trung tâm Dữ liệu tại châu Á - Thái Bình Dương của JLL cho biết, việc xây dựng một trung tâm dữ liệu mới có thể mất tới 26 tháng, chưa kể thời gian cho quy trình cấp phép. Nhưng nếu chuyển đổi từ các toà nhà cũ thì chỉ mất khoảng một năm để hoàn thành.

“Sự vội vã đưa các trung tâm dữ liệu mới vào dòng chảy bắt nguồn từ nhu cầu đối phó với số hóa nhanh chóng và nhu cầu gia tăng các dịch vụ trực tuyến và kỹ thuật số”, ông Street lý giải

Tiết kiệm chi phí

Bên cạnh thời gian ngắn hơn, một yếu tố thúc đẩy các nhà đầu tư theo đuổi việc chuyển đổi là khả năng tiết kiệm chi phí xây dựng.

Số tiền tiết kiệm được có thể sử dụng để bù đắp cho sự gia tăng chi phí nguyên liệu thô. Thời gian qua, khoản chi này đã tăng cao do gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việc chuyển đổi yêu cầu ít vật liệu hơn so với các công trình mới. Do đó, đây là giải pháp thay thế hấp dẫn với chi phí thấp hơn, giúp nhà đầu tư hạn chế việc đối mặt với những thách thức do lạm phát.

Châu Á - Thái Bình Dương vẫn thiếu trung tâm dữ liệu

Thực tế, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhu cầu vẫn đang vượt xa nguồn cung hiện tại, cho thấy xu hướng chuyển đổi sẽ tiếp tục tồn tại.

Động lực chính đến từ các công ty "siêu dữ liệu" của Mỹ và Trung Quốc, chẳng hạn như Amazon và Alibaba, và hệ sinh thái khởi nghiệp trong khu vực với nhiều siêu ứng dụng đám mây.

Châu Á - Thái Bình Dương đã phát triển để trở thành khu vực trung tâm dữ liệu lớn nhất trên thế giới cách đây hai năm và tiếp tục mở rộng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lên đến 16% hàng năm, theo dữ liệu từ Structure Research.

Về sự phát triển của xu hướng chuyển đổi toà nhà cũ thành trung tâm dữ liệu, chuyên gia JLL cho biết, hy vọng sẽ thấy nhiều sự chuyển đổi hơn được diễn ra, đặc biệt là ở các thị trường như trung tâm TP Jakarta, Kuala Lumpur và Đài Bắc do nhu cầu kết nối.

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.