Giá vàng hôm nay 1/4: Đồng loạt tăng mạnh tại các hệ thống

Giá vàng trong nước bật tăng trở lại, chấm dứt đà giảm liên tục nhiều phiên trước đó. Trong khi đó, giá vàng thế giới biến động trái chiều khi đồng USD dần phục hồi trở lại.

Giá vàng SJC trong nước tại các hệ thống vào lúc 9h00 sáng nay

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 2/4

Trong phiên giao dịch ngày 1/4, giá vàng hôm nay tại các cửa hàng kinh doanh đồng loạt tăng mạnh so với phiên giao dịch trước đó.

Cửa hàng vàng bạc đá quí Sài Gòn và hệ thống PNJ chi nhánh hai miền Bắc - Nam niêm yết giá vàng SJC tăng 200.000 đồng/lượng cả hai chiều mua bán.

Cùng thời điểm, vàng miếng SJC tại tập đoàn Doji ghi nhận giá mua vào bán ra tăng 150.000 đồng/lượng.

Trong khi đó, doanh nghiệp Phú Quý điều chỉnh giá mua bán lần lượt tăng là 100.000 đồng/lượng và 150.000 đồng/lượng.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 54,30 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 54,72 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác cũng đảo chiều tăng trở lại theo xu hướng thị trường. Theo đó, giá vàng 24K tăng 350.000 đồng/lượng, vàng tây 18K tăng 260.000 đồng/lượng và vàng nhẫn 14K tăng 200.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua bán.

Giá vàng SJC

Ngày 01/04/2021

Thay đổi (nghìn đồng/lượng)

Mua vào

(triệu đồng/lượng)

Bán ra

(triệu đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Vàng miếng

SJC chi nhánh Hà Nội

54,30

54,72

+200

+200

SJC chi nhánh Sài Gòn

54,30

54,70

+200

+200

Tập đoàn Doji

54,20

54,70

+150

+150

Tập đoàn Phú Quý

54,30

54,70

+100

+150

PNJ chi nhánh Hà Nội

54,30

54,70

+200

+200

PNJ chi nhánh Sài Gòn

54,30

54,70

+200

+200

Vàng nữ trang

99.99% (vàng 24K)

49,35

50,05

+350

+350

75% (vàng 18,K)

35,69

37,69

+260

+260

58,3% (vàng 14K)

27,33

29,33

+200

+200

 Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 9h00. (Tổng hợp: Tuệ Mẫn) 

Giá vàng hôm nay 1/4: Đồng loạt tăng mạnh tại các hệ thống - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Giá vàng thế giới biến động trái chiều

Trong phiên giao dịch sáng ngày 1/4, giá vàng giao ngay tăng 0,06% lên 1.709,7 USD/ounce vào lúc 6h45 (giờ Việt Nam), theo kitco. Trong khi , giá vàng giao tháng 6 giảm 0,38% xuống 1.709,05 USD.

Giá vàng đã tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (31/3) nhờ đồng USD suy yếu. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu leo tháng đã khiến kim loại quý ghi nhận quý giảm lớn nhất trong hơn 4 năm.

Theo Reuters, vàng đã giảm hơn 9% trong quý I/2021, đánh dấu quý tệ nhất kể từ cuối tháng 12/2016.

Ông David Meger, giám đốc phòng giao dịch kim loại tại High Ridge Futures, cho biết thị trường vàng tăng trở lại vì lợi suất trái phiếu ổn định và đồng USD giảm nhẹ từ đỉnh lập trong thời gian gần đây.

Chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác trong rổ tiền tệ, đã rời khỏi đỉnh 5 tháng. Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD giảm 0,11% xuống 93,21.

Kế hoạch kích thích cấu trúc khổng lồ của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã góp phần dấy lên lo ngại về lạm phát và theo đó hỗ trợ thị trường vàng, ông Meger nói.

Vàng thường được xem là hàng rào chống lại lạm phát, nhưng sự gia tăng của lợi suất trái phiếu Mỹ đã thách thức danh hiệu này vì nó làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.

Trên thịt trường kim loại quý khác, giá bạch kim tăng 2,8% lên 1.186,49 USD/ounce và giá palladium tăng 1,3% lên 2.622,49 USD, và ghi nhận tháng tốt nhất kể từ tháng 2/2020.

Hôm 29/3, Nornickel của Nga, nhà sản xuất bạch kim và palladium lớn, cho biết họ đã ngăn nước chảy vào hai mỏ chính của mình ở phía bắc Siberia.

Việc đóng cửa mỏ ở Bắc Cực đã làm giảm đáng kể sản lượng kim loại nhóm bạch kim và palladium và có thể dẫn đến một thị trường chặt chẽ hơn so với dự đoán trước đây.

Giá bạc tăng 1,5% lên 24,38 USD/ounce, nhưng đã giảm hơn 8% trong tháng 3.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.